bước tới, nói với bọn trẻ: “Không xong rồi, gần đây ông không đủ tiền để
chi tiêu, nên ông chỉ có thể cho mỗi cháu mỗi ngày 1 hào thôi!” - Một
đứa trẻ tức giận nói: “Chỉ có một hào thôi à? Ít quá, chúng cháu không
chơi nữa. Chúng cháu đi đây! Chào ông già nhé!… ” Nói xong, nó cùng
những đứa trẻ khác tức giận bỏ đi. Từ đó trở đi, bọn trẻ không bao giờ
quay lại nữa. Bêthôli được sống những ngày yên tĩnh, vắng vẻ.
* Trong con mắt bọn trẻ, ông già là người điên, nên mới bỏ
tiền ra cho trẻ con vui chơi. Trên thực tế, ông già là người rất
thông minh, ông đã khéo léo lợi dụng tâm lý nghịch phản của
trẻ con. Nếu ông lão trực tiếp đuổi lũ trẻ đi, bọn trẻ có thể sẽ
không bỏ đi. Có thể thấy, giải quyết vấn đề cần phải chú ý đến
phương pháp và kỹ xảo.
19 - THÙNG GỖ TRONG GIÓ
Ngày xưa, có một đứa con trai da đen trông coi thùng cao su trong
xưởng rượu của bố.
Hàng ngày, cậu bé biết lấy giẻ lau lau chùi
sạch sẽ từng chiếc thùng không, sau đó cậu xếp
chúng ngay ngắn từng hàng từng hàng. Nhưng
ngày nào cậu cũng đều phải xếp lại thùng gỗ
một lần, vì sau một đêm, gió to đã thổi làm đổ
xiêu vẹo những chiếc thùng gỗ vốn đã được xếp
ngay ngắn.
Cậu bé vừa tức vừa đau xót. Trên từng chiếc thùng gỗ, cậu lấy bút sáp
viết bức thư cho gió: “Xin đừng thổi làm đổ thùng gỗ của tôi”. Ông bố
nhìn thấy, chỉ mỉm cười và hỏi con trai: “Gió làm sao hiểu được thư của
con?”.
Cậu bé nói: “Con không biết, song con không còn cách nào nói với
gió nữa”.
Ông bố xoa đầu con trai và nói: “Con ơi, đừng buồn, chúng ta có thể
không có biện pháp gì đối với bản thân gió, song chúng ta có thể nghĩ
xem có biện pháp gì để chinh phục được gió”.
Thế rồi, cậu bé ngồi bên thùng gỗ, nghĩ mãi, nghĩ mãi. Cuối cùng cậu
cũng nghĩ ra một cách. Cậu ra giếng gánh về từng thùng, từng thùng
nước sạch, rồi đổ nước vào những chiếc thùng gỗ cao su trống rỗng, mỗi
chiếc thùng đều chứa đầy nước, sau đó cậu đi ngủ với tâm trạng bất an.