vậy, mỗi một cửa sổ và ban công của mỗi ngôi nhà lầu đều có một đứa
bé, lấy ánh sáng mặt trời mầu vàng, chiếu thẳng xuống thân cây đại thụ
sắp chết khô. Về sau, tay của chúng đau rát, chúng đành phải để chiếc
gương đó cố định trên nóc nhà, cửa sổ và ban công.
Điều kỳ lạ đã xảy ra: Dưới ánh sáng chiếu
rọi của mặt trời, cây đại thụ dần dần nảy mầm,
mọc ra rất nhiều lá xanh, khoác lên mái tóc
mầu xanh đẹp như ngày trước. Bọn trẻ lại chơi
đùa, chơi đánh đu dưới bóng cây, chúng lại
sung sướng như ngày nào.
* Các bé gái trong câu truyện trên biết
suy nghĩ động não, tìm ra cách lấy gương để phản xạ ánh sáng
mặt trời, cứu cây đại thụ. Một ý tưởng tốt giải quyết được vấn đề
lớn, song ý tưởng tốt cũng không phải ngồi không mà nghĩ ra
được, nó đòi hỏi phải học nhiều kiến thức, quan sát nhiều, tạo
thành thói quen suy nghĩ.
38 - MẶC TỬ LUI QUÂN
Thời Xuân thu, một người thợ thủ công nổi tiếng tên là Công Thâu
Ban (tức Lỗ Ban) làm cho nước Sở một loại thang mây dùng để công
thành (tấn công vào thành). Vua nước Sở rất hài lòng với loại binh khí
mới này, cho rằng nước Sở có được loại vũ khí này sẽ đánh đâu thắng
đấy, không bao giờ chịu thua. Thế rồi họ quyết định tấn công nước
Tống, thử nghiệm uy lực của thang mây.
Nhà tư tưởng nổi tiếng Mặc Tử rất phản đối cuộc giao chiến giữa các
quốc gia này. Sau khi biết tin, ông ta vội chạy sang nước Sở. Trước tiên,
ông ta thử dùng đạo lý để thuyết phục Vua Sở và Công Thâu Ban, nhưng
Vua Sở vẫn kiên quyết tấn công nước Tống.
Thế rồi Mặc Tử cởi thắt lưng xếp thành một hình vuông, coi như bức
tường thành, rồi lại lấy một miếng gỗ làm vũ khí phòng ngự, để Công
Thâu Ban dùng mô hình thang mây của ông ta để tấn công thành. Chín
lần Công Thâu Ban tấn công, đều bị Mặc Tử chặn lại.
Công Thâu Ban thấy không thể tấn công được thành của Mặc Tử, liền
nói: “Ta biết có một cách có thể chiến thắng nước Tống, nhưng ta không
nói”.
Mặc tử nói: “Ta biết ngươi dùng cách gì rồi, nhưng ta cũng không
nói”.