Cáo nhổ răng cho hổ và cuối cùng nó đã nhổ
tất cả răng của hổ, không để sót cái nào. Cuối
cùng, con hổ không răng dùng âm thanh của
gió nói với cáo: “Cậu vẫn là người tốt của tớ,
vừa cho tớ ăn đường, lại vừa nhổ răng cho tớ,
xin cám ơn, cám ơn nhiều!”
* Cáo dùng đường làm vũ khí, để hổ vô
tình làm hỏng hết hàm răng của mình, thật là cao thủ!. Con
người cũng như vậy, uy hiếp bằng vũ lực mạnh không có gì
đáng sợ, điều đáng sợ là sự cám dỗ ngọt ngào. Con người ta một
khi rơi vào cạm bẫy của ngọt ngào, không phân biệt được xấu,
tốt.
36 - KẾ TRA HỎI, LẤY CUNG GIÁN
ĐIỆP
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đồng minh chống phát xít
tấn công nước Bỉ. Một hôm, một phân đội bắt được một người, nghi anh
ta là gián điệp của nước Đức, rồi đưa anh ta đến gặp viên thượng tá,
chuyên gia chống gián điệp.
Người bị nghi ngờ (nghi phạm) tự xưng là
nông dân Bỉ, cách ăn mặc cũng rất giống nông
dân, xem ra không có gì sơ hở. Viên thượng tá
quyết định bắt tay vào tìm sơ hở của anh ta về
mặt ngôn ngữ. Viên thượng tá nghĩ: “người dân
Bỉ sống ở đây nói tiếng Pháp, nếu anh ta là
gián điệp của Đức, chắc chắn sẽ mang khẩu âm
của tiếng mẹ đẻ. Viên thượng tá ra lệnh: “Hãy đếm những hạt đậu này
đi! ”Nghi phạm bưng mâm đậu đến và đếm. Nên biết rằng, người địa
phương khi nói “ 72 ” sẽ dùng một từ địa phương đặc biệt ở nơi đó.
Nhưng kẻ nghi phạm khi đếm đến “72”, thì phát âm rất tròn trĩnh kín
kẽ, không có sai sót. Lần thử này của viên thượng tá coi như thất bại.
Viên thượng tá quyết định thử một lần nữa. Ông ta lệnh nhốt người
này vào chuồng ngựa. Nửa đêm, mấy binh sỹ bên ngoài đốt vài bó cỏ,
khói sẽ thổi vào chuồng ngựa. Các binh sỹ kêu lên bằng tiếng Đức:
“Cháy rồi!”. Người này nghe xong không có phản ứng gì. Tiếp theo, các
binh sỹ lại kêu lên bằng tiếng Pháp “cháy rồi!” trong chốc lát, người này
nhảy lên, vội vàng đập mạnh vào cánh cửa bị đóng chặt. Lần thử này lại