“Chúng tôi không gần gũi đến mức có thể hỏi thẳng”, Ludmilla nói,
“đó là chuyện riêng của họ”.
Sau đó 2 năm, khi Abramovich vào lớp một, thì các gia đình mới
bắt đầu qua lại với nhau nhiều hơn. Theo chính sách đồng bộ hóa
một cách quan liêu của Liên Xô, trường học đầu đời của Abramovich
chỉ được gọi một cái tên đơn giản là Trường số 2 với một dòng chữ
khắc rõ nét trên cổng chính là “Học, học nữa, học mãi” như lời Lê-
nin cổ vũ các đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1918 khi họ
hỏi ông làm thế nào để có thể đóng góp tốt nhất vào công cuộc
tăng cường sức mạnh của quốc gia cộng sản này. Ludmilla Lagoda
nhớ lại:
Roman thường qua chơi với Sergei, còn Sergei và cậu bé Dmitri ở
căn hộ Số 1 tầng dưới thì đến nhà Leib để chơi với Roman. Chúng
chơi khúc côn cầu với nhau. Leib và Ludmilla rất nghiêm khắc.
Nếu Roman đến nhà chúng tôi, thì khoảng nửa giờ sau là Ludmilla
sẽ gọi lên để xem cậu bé có phá quấy gì không. Họ là một gia đình có
văn hóa. Khi dùng bữa, Ludmilla luôn trải khăn bàn và đặt dao dĩa
theo đúng quy cách. Họ cư xử cũng rất tốt. Điều đặc biệt ở Roman
là cậu bé luôn đứng lại chào mọi người trong khi tụi trẻ khác thường
chạy biến đi.
Người bạn thời thơ ấu, Dmitri Sakovich, của Abramovich lớn hơn
cậu 3 tuổi, nhưng dường như không cậu bé nào cảm thấy khoảng
cách tuổi tác đó cả. Trong khi Abramovich tiếp tục con đường trở
thành một tỷ phú thì số phận đã không mỉm cười với Dima (tên gọi
thân mật của Dimitri Sakovich). Sakovich hiện có vẻ khiêm nhường
và buồn bã. Nghề xây dựng kiêm trang trí nội thất của ông không
được phát đạt cho lắm. Ông và bà vợ người Do Thái có ý định đi theo
chương trình di cư người Do Thái đến phía bắc Westphalia, Đức do
chính phủ Đức tài trợ. Sakovich còn nhớ, người bạn thời thơ ấu của
ông là người rất tò mò và liên tục đưa ra các câu hỏi. Ví dụ, khi