bảng, cuối cùng bức tranh đã được bán với giá 845.000 bảng. Thực
tế, các mức giá trả cho các tác phẩm nghệ thuật của Kostodiev là một
phong vũ biểu rất chuẩn xác cho sức khỏe của thị trường nghệ thuật
Nga. Cách đây 20 năm, ngay cả những tác phẩm nổi tiếng nhất của
ông cũng chỉ có giá không quá 30.000 bảng. Năm 1989, bức
Merchant’s Wife mức chính thức ghi kỷ lục mới khi được bán với giá
73.000 bảng. Kỷ lục này bị phá khi bức Village Fair, từng được bán
với giá 41.000 bảng năm 1995, tăng lên đến 325.000 bảng chỉ sau
đó 5 năm. Cũng trong ngày tập đoàn Sotheby tổ chức đấu giá, thì
phiên đấu giá của công ty Christie tổ chức ở thành phố New York
bên kia bờ đại tây dương đã bán được một bộ tủ đôi sơn son thiếp
vàng của Nga với giá 400.000 bảng, mức giá cao thứ hai trong số các
sản phẩm bằng gỗ của Nga.
Hoàng tử Nikita Lobanov-Rostovski, một nhà sưu tầm nghệ
thuật Nga, cho tờ Art Newspaper biết:
Đó là một hiện tượng xã hội thú vị. Những người này không hề
biết gì về nghệ thuật. Họ kiếm được quá nhiều tiền một cách dễ
dàng và họ có thể sử dụng một cách bừa bãi. Hãy tưởng tượng xem, có
một hộp đêm ở Moscow mà giá vào cửa phải mất đến 500 đô-la
Mỹ, chưa bao gồm đồ uống! Trong phòng bán đấu giá, những
người giàu mới nổi của Nga cứ giơ tay lên trời cho đến khi họ nhận
được những gì họ muốn. Họ còn trẻ và rất bận kiếm tiền. Họ
không có thời gian để nghiên cứu gì cả.
Ngoài việc học hỏi để hiểu được cách phân biệt các tác phẩm của
Kostodiev và của Kandinsky thì cũng giống như tất cả những người
vợ đáng kính khác của các ông trùm, Irina đã nhanh chóng có trong
tay một danh sách các địa chỉ mua sắm nổi tiếng. Cô đã sớm phát
hiện ra rằng khi cần mua một bộ đồ ăn mới để dùng trên chiếc
trực thăng riêng của gia đình thì nơi cần đến là cửa hàng sứ Trung
Quốc Thomas Goode ở Mayfair. Nhưng chính Harrods mới là ngôi