Lời bạt. Tương lai về đâu
Đầu tháng 12 năm 2003, Rupert Murdoch tham dự lễ truy điệu
Sir Edward Pickering, một trong những cấp phó thân thiết nhất
của ông. Khi đang rảo chân ra khỏi Nhà thờ St Bride trên đường Fleet
ở
London, ông quay sang nói với một biên tập viên: “Abramovich
đang đứng sau thúc đẩy việc mua tờ Telegraph.” Nhìn qua cũng hiểu
được rằng ứng cử viên chắc chắn đang nhận được sự ủng hộ của
Abramovich là Nicholas Berry, người từng đầu tư vào một công ty
liên doanh do Sibneft hậu thuẫn. Tuy nhiên, Berry bác bỏ việc ông ta
từng tiếp cận Abramovich. Một trong những phụ tá thân cận nhất
của Abramovich cũng khẳng định là Abramovich không bao giờ tham
gia vào những hoạt động này.
Có lẽ Murdoch đã lầm. Abramovich có lẽ cũng hiểu được rằng
đó sẽ là một hành động quá tham vọng. Mua một câu lạc bộ bóng đá
là một chuyện nhưng tiếp quản một hãng truyền thông có ảnh
hưởng trên khắp thế giới lại là chuyện khác, bởi ông sẽ ngay lập tức
thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và các chính trị gia. Tuy nhiên,
chuyện này cũng khiến người ta đặt ra một câu hỏi lớn: Abramovich
đã kiếm bộn tiền từ việc bán khối tài sản ở Nga, vậy ông sẽ đầu tư
vào đâu?
Gia sản và khả năng vay mượn của ông trùm này cho thấy ông
hoàn toàn có thể mua cổ phần khống chế ở bất kỳ một công ty
gia đình nào, có thể là hãng hàng không British Airway, Marks and
Spencer hay thậm chí cả Boots. Tuy nhiên, ông chủ quỹ đầu tư
Hermitage có trụ sở tại Moscow lại bác bỏ quan điểm này. William
Browder cho biết: “Abramovich có tổng tài sản trị giá nhiều tỉ đô-la
nhưng không phải là nhà đầu tư chứng khoán. Ông ta giống như