rằng sẽ tha thứ cho những người này. Tuy nhiên, ngài chỉ nhận được một sự
lăng mạ.
Theo Diodorus (17.12.3), Perdiccas hành động theo mệnh lệnh của
Alexander.
Khoảng 6.000 người Thebes đã bị giết và hơn 30.000 người bị bắt làm tù
binh. Số tiền thu được từ việc bán các tù binh này là khoảng 440 ta-lăng
(Diodorus 17.14; Plutarch,Alexander 11.12).
Cuộc viễn chinh Sicily là cuộc viễn chinh quân sự của người Athens tới
Sicily vào khoảng năm 415 TCN tới năm 413 TCN, và đã chuốc lấy thất bại
thảm hại. Cuộc viễn chinh này còn được gọi là thảm họa Sicily.
Không thể tính toán một cách chính xác những thiệt hại của người Athens
trong cuộc viễn chinh Sicily (415-13) vì chúng ta không rõ trong số các
thủy thủ đoàn của hơn 200 thuyền chiến ba tầng chèo, hơn 40.000 con
người, có bao nhiêu người là người Athens. Tuy nhiên, ít nhất cũng có
4.000 kỵ binh, bộ binh hạng nặng và hạng nhẹ người Athens đã bỏ mạng.
Về lực lượng lính đánh thuê ở Sicily, xem các đoạn văn của Thucydides
được N. G. L. Hammond trích dẫn trong History of Greece 390, chú thích 1.
Người Ba Tư đã bước vào cuộc chiến năm 412 và dân Athens đã chống cự
kiên trì cho tới mùa xuân năm 404.
Thất bại tại Aegospotami (tháng Tám năm 405) đã khiến việc quy phục
Athens trở nên bất khả. Những điều kiện quy phục bao gồm “phá hủy
Trường Thành và các công sự Peiraeus, giao lại hạm đội 12 tàu chiến, bỏ
quyền kiểm soát hoàn toàn, triệu hồi những người lưu đày, và tuân phục
Sparta trong mọi vấn đề về chính sách ngoại giao” (Hammond, tr.418). Có
thể xác định niên đại cho việc khôi phục sức mạnh trên biển của người
Athens từ tháng Tám năm 394, khi Conon đánh bại hạm đội Sparta tại
Cnidus. Việc tái xây dựng Trường Thành, được bắt đầu ngay trước thời
điểm này, đã được hoàn thành vào khoảng năm 391. Cả hai việc này phần
nhiều đều nhờ vào sự trợ giúp của người Ba Tư.
Liên minh của người Boeotia dưới sự lãnh đạo của Thebes đã đánh bại
Sparta tại Leuctra vào năm 371 và tại Mantinea vào năm 362. Cuộc xâm