không, bởi vì ở Nga, bạn không nhất thiết phải làm vậy. Anh ấy âu
yếm ôm tôi và thì thầm, “Em yêu, đó hoàn toàn là do em quyết
định”. Tôi suy nghĩ, nhưng trước khi tôi có cơ hội trả lời, anh ấy nói
thêm: “Dĩ nhiên là nếu em không lấy họ của anh, thì anh sẽ không
cưới em đâu!”. Thế là tôi nghe lời. Đó là Roman: một quả đấm sắt
bên trong chiếc găng tay bọc nhung.
Hai người tổ chức một đám cưới kín đáo, chỉ khoảng 15 người thân
và bạn bè tham dự, vào tháng 12 năm 1987 tại Phòng Đăng ký kết
hôn Dzerzhinski ở Moscow. Họ về sống trong căn hộ 18m2 nhỏ xíu
mà người bà quá cố của Abramovich để lại. Đến lúc này,
Abramovich đã mệt mỏi với cuộc sống của một sinh viên cầu đường
ở
Học viện Ukhta. Từ lâu anh đã kiếm được tiền từ việc buôn hàng
xa xỉ ở Moscow, chuyển qua đường hàng không và bán lại ở Ukhta.
Anh thích các thủ thuật gói ghém vào hành lý của mình các loại
thuốc lá, nước hoa, quần jean hàng hiệu và sô-cô-la và đem bán
cho bạn bè, nhưng trái tim của anh thực sự nằm ở Moscow. Cuối
cùng, anh đã được trở lại thủ đô khi chuyển tới Học viện Giao thông
Vận tải Moscow. Có lẽ bước chuyển này cho thấy Abramovich có một
niềm đam mê đặc biệt với xe hơi, một sở thích mà ông duy trì cho
đến tận ngày nay. Trong 2 năm nghĩa vụ quân sự, Abramovich,
người mà theo Aitnazarov xứng đáng được gọi là “điều vận viên”,
rất quan tâm đến các thợ máy và các lái xe trong đơn vị. Người ta
thường nhìn thấy anh quanh quẩn trong công xưởng giúp họ sửa
chữa xe cộ. Abramovich hiện có trong tay một bộ sưu tập ấn tượng
những siêu xe đặc chủng với tốc độ cao, trong đó có một chiếc
Bentley và một chiếc Ferrari.
Khi trở lại Moscow, cuộc sống sinh viên nhanh chóng đòi hỏi
Abramovich phải kiếm tiền một cách nghiêm túc hơn. Khi
Gorbachev gỡ bỏ lệnh cấm doanh nghiệp tư nhân, Abramovich mở
một công ty sản xuất búp bê có tên là Uyut (tiếng Nga có nghĩa là