Kế hoạch ban đầu về việc tư nhân hóa Sibneft là đề xuất đem
đấu giá 49% cổ phần cho các nhà đầu tư và giữ lại 51% cho chính
quyền liên bang cho đến tháng 9 năm 1998. Trong một loạt các
cuộc đấu giá bắt đầu từ tháng 1 năm 1996, các nhà đầu tư tư
nhân đã mua 49% vốn cổ phần của Sibneft.
Tháng 12 năm 1995, chính phủ đã thế chấp số cổ phần của
mình theo chương trình “cho vay tiền để lấy cổ phiếu”. Theo kế
hoạch này, các nhà đầu tư tư nhân sẽ cho Nhà nước vay một số
tiền, để đổi lấy quyền quản lý số cổ phần của Nhà nước trong
một số công ty. Sau đó, số cổ phần này được bán trong một phiên
đấu giá đặc biệt cho các nhà đầu tư tư nhân. Ngày 12 tháng 5 năm
1997, Tập đoàn Tài chính Xăng dầu (FTC) đã mua lại toàn bộ số cổ
phần của chính phủ trong Sibneft.
Giá mà mọi việc có thể đơn giản như vậy.
Nhờ thủ đoạn này, Berezovsky, Abramovich và các đối tác của họ
đã mua được Sibneft với giá chưa đến 200 triệu đô-la trong khi giá
trị của công ty này năm 2003 ước tính là 15 tỷ đô-la, cao gấp 75 lần.
William Browder, vị giám đốc điều hành người Mỹ của Công ty
Quản lý Quỹ Hermitage có trụ sở ở Moscow, nhận định: “Trong trò
chơi độc quyền đặc biệt này, Abramovich bước vào từ bên lề và
chiến thắng”.
Abramovich không phải là người duy nhất. Mikkhail
Khodorkovsky chỉ phải trả 309 triệu đô-la để mua 78% cổ phần của
Yukos, công ty dầu mỏ lớn nhất nước Nga và có giá trị lúc cao
nhất lên đến 35 tỷ đô-la. Vladimir Potanin mua 51% cổ phần của
công ty Sidanko, một gã khổng lồ dầu mỏ khác, với giá 130 triệu
đô-la và chỉ hơn hai năm sau, giá trị vốn hóa thị trường của số cổ
phần đó đã lên tới 5 tỷ đô-la. Những con số tương tự có thể thấy
được trong tất cả các quá trình tư nhân hóa khác. Các ông trùm