hồ đầu giường cho biết lúc này là năm giờ mười bốn phút.
Lại một giấc mơ khác. Một cuộc gọi đường dài nữa theo đường dây ma
quái của tôi. Chẳng lạ khi tôi đã cương quyết từ chối có những giấc mơ
trong phần lớn cuộc đời mình. Thật ngu ngốc, những thứ biểu tượng quá
hiển nhiên, vô nghĩa. Một mớ hỗn độn của lo lắng không thể kiểm soát
được, một thứ vớ vẩn rành rành thật đáng ghét.
Giờ tôi không thể ngủ trở lại được nữa, khi nghĩ tới những hình ảnh của
lũ trẻ con. Nếu tôi nhất thiết phải mơ, tại sao nó không thể trở nên giống tôi
hơn, thú vị và khác biệt?
Tôi ngồi dậy, xoa xoa hai bên thái dương đang giần giật. Cơn vô thức
khủng khiếp, tẻ ngắt trôi dần đi như hạch xoang nhĩ
ngồi bên thành giường lơ mơ mụ mị. Chuyện gì đang xảy ra với tôi vậy?
Tại sao nó không thể xảy đến với một ai khác?
* Hạch xoang nhĩ ( Keith - Flack) nằm tiếp giáp giữa xoang tĩnh mạch và
tâm nhĩ phải, được gọi là nút tạo nhịp làm tim có khả năng phát động làm
tim đập nhịp nhàng, ở người nút này tạo khoảng 70 - 78 nhịp/phút.
Giấc mơ này có vẻ khác biệt và tôi không dám chắc đâu là sự khác biệt
đó, hay ý nghĩa của nó là gì. Lần cuối cùng trước đó, tôi đã hoàn toàn chắc
chắn một vụ án mạng nữa sắp xảy ra, thậm chí còn biết ở đâu. Nhưng lần
này...
Tôi thở dài và lê bước vào bếp tìm nước uống. Cái đầu Barbie lại kêu
cạch, cạch khi tôi mở tủ lạnh ra. Tôi đứng đó, ngắm nhìn, uống một cốc lớn
đầy nước lạnh. Đôi mắt màu xanh sáng chăm chú nhìn lại tôi không chớp.
Tại sao tôi lại có một giấc mơ? Liệu có phải đó chỉ là sự căng thẳng sau
những cuộc phiêu lưu tối hôm trước đang bật ngược trở lại từ phần vô thức
đã tả tơi của tôi không? Trước đây, tôi chưa bao giờ cảm thấy căng thẳng,
kỳ thực, luôn là sự giải tỏa căng thẳng. Tất nhiên, trước đây tôi cũng chưa
bao giờ ở cận kề tai họa đến vậy. Nhưng sao lại mơ về nó? Một vài hình
ảnh quá hiển nhiên đến mức không chịu nổi: Jaworski và Harry, rồi cả
người đàn ông khuất mặt cầm con dao. Lại đúng lúc này. Tại sao lại quấy
quả tôi với những thứ từ tâm lý học cho người nhập môn vậy?