VÒNG ĐỜI CỦA TÌNH YÊU VÀ
HÔN NHÂN
Tôi có cô bạn sống ở Mỹ, lấy chồng Mỹ. Mặc dù chuyên môn
rất giỏi, đi du học nhiều nước, tiếng Anh tất nhiên tốt hơn tôi
rất nhiều vì sống nơi xứ người đã lâu, lại lấy chồng bản xứ,
nhưng cô tình nguyện ở nhà một thời gian dài để trông con. Tôi cho
đó là một sự hy sinh lớn, dù đấy là sự lựa chọn rất vui vẻ của cô. Thi
thoảng qua những bài viết của bạn thì tôi lại học được một thành ngữ
tiếng Anh mới. Ví dụ như “Men make houses, women make homes”
(Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm) hoặc “ It takes two to tango”
(Cần có hai người để nhảy điệu Tango). Điệu Tango, hay bất cứ điệu
nhảy đôi nào khác đều cần phải có hai người, cũng như một cuộc
hôn nhân cần phải được gia cố từ hai phía, chứ không phải nỗ lực từ
bên nào cả. Đại ý bài viết của cô bạn tôi là như vậy. Điều này ai cũng
biết, có lẽ chỉ thổ dân trên núi mới cần phải giải thích rõ ý nữa mà
thôi. Nhưng giờ gia cố thế nào cho “house” và “home”.
Bất kỳ một người nào tham gia vào công việc kinh doanh đều
không thể không biết đến khái niệm “The product life cycle” (Vòng
đời của sản phẩm). Đó là một triết lý kinh doanh, một khái niệm
bất di bất dịch trong marketing cũng như logic cuộc sống đã được
đúc kết từ tổ tiên “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Không
gì tự nhiên mà tồn tại mãi. Triết lý này giống như một đồ thị hình
sin, hoặc giống như một quả đồi, trong đó “Vòng đời của sản phẩm”
được chia làm 6 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là “To be launched”
(Sản phẩm được ra mắt), thứ hai là “To be developed” (Phát triển),
“Go through a period of growth” (Đi vào giai đoạn trưởng thành),
“Enter maturity” (Chín muồi), “Decline” (Thoái trào), “Die” (Chết