ADAM VÀ EVA - Trang 118

ĐỪNG ĐI HỌC TÁN GÁI

Mặc dù là một nhà văn và một nhà giáo, đôi khi tôi không tin lắm

vào vai trò thần kỳ của sách và giáo dục. Ấy là khi các lớp học về
kỹ năng mở ra rầm rộ và sách dạy kỹ năng sống được xuất bản ùn
ùn như hiện nay. Trong cái năm kinh tế thế giới suy thoái đến
mức chạm đáy như thế này, mọi sản phẩm thương mại đều trở nên
ế ẩm, sách cũng thế. Thu nhập giảm, người ta để dành tiền cho
những nhu cầu thiết thực hơn là cho sách, đã thế giá giấy lại
đang tăng, sách thậm chí còn đắt lên. Thu nhập giảm, người ta để
dành thời gian kiếm thêm thu nhập, tâm trí đâu mà đọc sách nữa.
Sách văn học, sách kinh điển, sách đoạt giải Nobel đã ế càng thêm
phần mong muốn được dán cái mác đại hạ giá. Thế nhưng các loại
sách dạy kỹ năng thì vẫn cứ được bán ra ầm ầm. Kinh tế càng
thất bát, con người càng thất bại thì hình như sách dạy kỹ năng
càng đắt hàng. Nhớ hồi cách đây 20 năm, mẹ tôi có chuyện buồn
lắm với cha tôi. Bà mất ngủ, vật vã một thời gian dài, rồi bỗng một
ngày tôi thấy bà tối ngày ôm cuốn “Đắc nhân tâm” và “Hãy
quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Bà coi hai cuốn sách ấy như là
Thánh kinh của cuộc đời mình khi đã xuống đến lưng chừng dốc
bên kia. Nghe nói đó là hai cuốn sách dạy kỹ năng sống rất nổi
tiếng được viết từ thập niên 30 của thế kỷ trước, của một tác giả
sinh vào thế kỷ thứ 19. Cho đến giờ, sau gần 100 năm, nó vẫn cứ
đứng trong bảng xếp hạng best-seller do Vinabook thống kê. Rồi
một lần, tôi thấy có người bạn mang theo cả cuốn “Quà tặng của sự
phản bội” trong một chuyến đi. Nhìn chung thì đối với loại sách kỹ
năng sống, cứ nhìn nhan đề là biết ngay người đọc nó đang muốn
gì. Người bạn của tôi thở dài bảo “Nhưng đọc cũng không thấy gì
mấy.” Có lẽ thứ “quà tặng” mà chị muốn nó không nằm trong
cuốn sách dù đã lật đến trang cuối cùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.