chúng ta hy vọng mọi người sẽ trưởng thành. Nhưng sự trưởng thành
không tỷ lệ thuận với tuổi tác, nhiều người có lớn mà không có khôn.
Hầu hết trong tâm khảm, chúng ta đều muốn thấy mình quan trọng. Tuy
nhiên, chúng ta cần phải chống lại thái độ ích kỷ bẩm sinh này. Tôi tin đây
là một cuộc chiến trường kỳ và vô cùng quan trọng. Bởi chỉ có những
người trưởng thành tập trung vào những người khác mới thực sự tạo ra
được kết nối.
Sự trưởng thành không tỷ lệ thuận với tuổi tác, nhiều người có lớn mà
không có khôn.
Cái tôi cá nhân
Những người của công chúng luôn tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu phát triển
cái tôi mạnh mẽ không lành mạnh. Các nhà lãnh đạo, diễn giả và giáo viên
có thể có quan điểm lệch lạc về tầm quan trọng của bản thân. Bạn của tôi,
Calvin Miller, trong cuốn The empowered Communicator (Tạm dịch: Nhà
giao tiếp được trao quyền) đã mô tả vấn đề này và các tác động tiêu cực mà
nó gây ra cho những người khác dưới dạng một bức thư. Bức thư có nội
dung như sau:
Thưa diễn giả,
Cái tôi của ngài đã trở thành một bức tường ngăn cách ngài và tôi. Ngài
không thực sự quan tâm đến tôi, phải vậy không? Ngài chỉ quan tâm đến
việc bài phát biểu này có thực sự hiệu quả, quan tâm đến việc ngài có thực
sự làm tốt về phần mình hay không. Ngài sợ tôi sẽ không vỗ tay, phải vậy
không? Ngài sợ tôi sẽ không cười khi ngài pha trò, không nhỏ lệ trước
những câu chuyện cảm động của ngài. Ngài đang để mình bị cuốn vào việc
tôi sẽ đón nhận bài phát biểu của ngài ra sao mà chẳng đoái hoài gì đến tôi.
Tôi có thể đã quý trọng ngài, nhưng ngài chỉ nghĩ đến bản thân mà bỏ qua
cảm xúc của tôi. Nếu tôi không quan tâm đến ngài, thì đó là vì tôi cảm thấy
không cần thiết.
Khi nhìn thấy ngài trên bục phát biểu, tôi thấy một Narcissus đang soi
mình trong nước... Cà vạt của ngài đã thẳng thớm chưa? Mái tóc đã gọn