Tôi cho rằng, cách tốt nhất và có trách nhiệm nhất đối với đứa trẻ là cho
nó một bà mẹ vui vẻ. Dù cô đang trong giai đoạn khó khăn của hôn nhân,
dù nén nhịn hay dứt áo ra đi, chỉ cần cô khóc lóc trong đau khổ, con gái cô
sẽ không được hạnh phúc. Thế nên hãy lau sạch nước mắt, rửa mặt, đi mua
thịt cá về, làm mấy món ngon cho mình và con gái. Sau khi cô đã thật bình
tâm, tôi xin hỏi cô hai câu sau:
- Cô có yêu anh ấy không? Trong trường hợp này, cô còn nói được "Thực
ra, chồng tôi là một người tốt, rất tỉ mỉ, làm mọi thứ đâu ra đấy", thật khiến
người ta phải chua xót. Phải đoạn tuyệt và rời bỏ người mà mình vẫn còn
yêu thương, thực sự không dễ dàng. Nếu bắt cô vẫn giằng dai cứu vãn,
chung bóng với anh ta nhưng khác đường, tôi biết cô không cam tâm.
- Hai người có chung vấn đề kinh tế không? Về nhà cửa, cô đã nói rồi.
Căn hộ là của nhà anh ấy, vậy giữa hai người có bao nhiêu tài sản. Nếu ly
hôn, cô có thể được chia bao nhiêu? Cô có thể mua nổi một căn hộ khác
không? Hoặc nếu như phải thuê nhà để sống qua ngày. Hoặc như cô đã từng
nói, nếu để con gái lại cho bố mẹ chồng nuôi, cô có nhẫn tâm nhìn trình độ
văn hóa của cháu ngày càng suy giảm không?
Tôi không muốn khuyên cô ly hôn, tuy rất dễ dàng: thà đau một lần còn
hơn đau mãi mãi. Rồi cô cũng sẽ có một tương lai tốt hơn. Tôi cũng không
muốn khuyên cô hòa giải. Chuyện đó cũng rất dễ: một đứa trẻ thiếu bố hoặc
mẹ đều không vui sướng gì. Vì thế cô cứ cho rằng hai câu hỏi trên là vớ
vẩn. Nếu cô không thấy rằng ly hôn rồi, cô có thể tìm được một người đàn
ông trung thành khác, yêu cô tới suốt đời. Nếu vận mạng không tốt, mãi
không thoát khỏi cái bóng tối đó, cô sẽ phải đối mặt với vô số những gã đàn
ông xấu chỉ muốn lợi dụng những người phụ nữ đã ly hôn. Vì tôi đã từng
gặp rất nhiều người phụ nữ vì chuyện ly hôn mà hoàn toàn phá hỏng nhân
sinh quan. Nhưng con cái trong gia đình thiếu bố hoặc mẹ không phải lúc
nào cũng không vui. Thời cổ từng có Nhạc Phi, thời nay có Clinton không
phải chỉ nhờ mẹ nuôi dưỡng mà thành người đó sao?