đến một cuộc trưng cầu dân ý mà trong đó không đề cập đến sự sáp nhập
chính trị hay lòng trung thành của tổ quốc. Điều này có ý nghĩa gì với các
cơ quan chính phủ khi cộng đồng thế giới bày tỏ ý kiến về các vấn đề như
sức nóng toàn cầu hay một hiệp định như GATT (Hiệp định chung về Thuế
quan và Mậu dịch).
Tôi đã nghĩ về điều đó rất sớm, nếu chúng ta không quan tâm đến điều
đó, thì mối xung đột sẽ ngày càng tăng giữa những điều chúng ta xác định
là lợi ích quốc gia và lợi ích toàn cầu. Do vậy, chúng ta sẽ rơi vào một tình
huống mà việc đi đến một hiệp định đòi hỏi một mức độ mới về hợp tác
quốc tế và chính sách công khai toàn cầu. Nhưng bằng cách nào?
Lại một lần nữa, các thể chế của chúng ta đang vận hành hiệu quả phía
sau những thành tựu công nghệ. Một số trường đại học bắt đầu xây dựng
chương trình kinh doanh điện tử thành một môn trong chương trình giảng
dạy quản lý kinh doanh. Nhưng còn về khoa học chính trị, đạo đức hay các
trường luật thì sao?
Trong nửa sau của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới tập hợp với nhau
xây dựng các thể chế đa quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao mức sống, và giải quyết sớm các xung đột vũ trang. Liên hiệp quốc, Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế, và Ngân
hàng Thế giới là các ví dụ. Tôi đã phát biểu tại OECD vào năm 1998. Bài
phát biểu của tôi chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Các tổ chức này sẽ
gặp phải những thách thức nào trong Kỷ nguyên Thông tin này? Chúng ta
cần phải xây dựng các thể chế toàn cầu nào giúp bình ổn và nâng cao hiệu
quả hoạt động trong thế kỷ XX?
Tất cả những điều này dẫn đến việc tôi phải xem xét liệu có phải chúng
ta đang tập trung vào yêu cầu về năng lực lãnh đạo theo mô hình mới.