cấp khác lần lượt nổi lên để đáp ứng nhu cầu của các trung tâm hậu cần
trong nhà và các công ty hậu cần thứ ba.
Mặc dù có sự tự động hóa đáng kể, các trung tâm hậu cần vẫn cần tuyển
nhiều nhân công. Về cơ bản, trong khi các robot có thể lấy một vật và
chuyển nó tới tay con người, một ai đó vẫn cần phải “nhận đồ” – tức là xác
định xem vật gì sẽ tới chỗ nào, rồi nhấc vật đó lên và di chuyển đi. Mảnh
ghép cuối cùng là thách thức lớn nhất bởi vì nó khá khó nắm bắt. Miễn là
con người vẫn đóng vai trò này, các nhà kho không thể tận dụng hoàn toàn
lợi thế của sự tự động hóa bởi vì họ vẫn cần con người, với không gian đi
lại, phòng nghỉ, phòng vệ sinh, giám sát chống trộm… Tất cả những điều
đó đều tốn kém.
Vai trò của con người vẫn được tiếp tục trong việc hậu cần đặt hàng là do
hiệu suất liên quan đến việc nắm bắt, nhận vật gì đó và đặt nó ở một nơi
khác. Công việc này cho đến nay đã vượt qua sự tự động hóa. Kết quả là
Amazon có tới 4.000 nhân công nhận đồ toàn thời gian và hàng chục nghìn
người khác làm việc bán thời gian trong mùa nghỉ bận rộn. Một người nhận
đồ trung bình xử lý 120 đơn hàng mỗi giờ. Nhiều công ty xử lý khối lượng
hậu cần lớn sẽ muốn tự động hóa sự nhận đồ. Trong ba năm qua, Amazon
đã khuyến khích đội ngũ robot tốt nhất trên thế giới nghiên cứu vấn đề này
bằng việc tổ chức Amazon Picking Challenge, tập trung vào việc tự động
hóa nhận hàng trong những môi trường nhà kho không có cấu trúc chuẩn.
Mặc dù những đội ngũ hàng đầu đến từ những tổ chức như MIT đã nghiên
cứu vấn đề này, nhiều đội đã sử dụng thiết bị công nghiệp tân tiến từ
Baxter, Yaskawa Motoman, Universal Robots, ABB, PR2 và Barrett Arm,
nhưng cho đến thời điểm viết cuốn sách này, họ vẫn chưa giải quyết được
vấn đề này một cách thỏa đáng.
Robot hoàn toàn có khả năng lắp ráp một chiếc xe hoặc lái một chiếc máy
bay. Vậy sao chúng không thể nhận đồ từ nhà kho của Amazon và xếp đồ
vào hộp? Công việc này nghe thật đơn giản khi đem ra so sánh. Robot có