gian rất ngắn, Tesla có thể nhận được dữ liệu đào tạo chỉ bằng cách quan
sát người lái xe. Xe Tesla càng đi trên đường nhiều hơn thì máy của Tesla
càng có thể học hỏi được nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thu thập dữ liệu một cách bị động khi con người
lái xe Tesla, công ty cần dữ liệu lái xe tự động để hiểu cách hệ thống hoạt
động. Để làm được như vậy, nó cần có những chiếc xe được lái tự động
hoàn toàn để đánh giá hiệu suất, đồng thời phân tích khi nào người lái, với
sự có mặt và tập trung cần thiết, chọn cách can thiệp. Mục tiêu cuối cùng
của Tesla không phải là sản xuất một phụ lái hay một thiếu niên lái xe dưới
sự kiểm soát, mà là một chiếc xe được tự động hóa hoàn toàn. Điều đó yêu
cầu đạt tới điểm con người cảm thấy thoải mái khi ở trong xe tự lái.
Ở đây ẩn giấu một sự đánh đổi phức tạp. Để làm tốt hơn, Tesla cần máy của
họ học hỏi trong những tình huống thực. Nhưng đặt những chiếc xe hiện tại
của họ vào những tình huống thực đồng nghĩa với việc đưa cho khách hàng
một người lái xe khá non trẻ và thiếu kinh nghiệm, mặc dù có thể đã giỏi
bằng hoặc hơn những người lái xe trẻ khác. Tuy nhiên, điều này còn nguy
hiểm hơn cả thử nghiệm beta xem liệu Siri hay Alexa có hiểu bạn nói gì
không hoặc nếu Google Inbox dự đoán chính xác phản hồi của bạn cho một
email. Trong trường hợp của Siri, Alexa hoặc Google Inbox, một sai sót
đồng nghĩa với chất lượng trải nghiệm người dùng thấp hơn. Trong trường
hợp của xe tự động, một sai sót đồng nghĩa với việc đặt mạng sống con
người vào nguy hiểm. Trải nghiệm đó có thể rất đáng sợ.
9
Xe có thể thoát
khỏi đường cao tốc mà không cần thông báo hay nhấn phanh khi nhầm một
đường hầm với một vật cản trở.
Những người lái xe lo lắng có thể sẽ không sử dụng những tính năng tự
động và cản trở khả năng học của Tesla trong quá trình. Ngay cả khi công
ty có thể thuyết phục một vài người thử nghiệm beta, liệu họ có thực sự
muốn không? Tất nhiên những, người thử nghiệm beta cho lái xe tự động