người dùng. Đồng thời, một lợi ích tiềm năng phát sinh từ khả năng cá
nhân hóa tốt hơn của các dự đoán. Sự đánh đổi trở nên phức tạp hơn vì hiệu
ứng “kẻ hưởng thụ miễn phí”
*
. Những người dùng muốn những sản phẩm
tốt hơn được đào tạo thông qua dữ liệu cá nhân, nhưng họ thích những dữ
liệu đó thu nhập từ những người khác; không phải họ.
*
Trong kinh tế học, "kẻ hưởng thụ miễn phí" chỉ những người thụ hưởng
các lợi ích từ hàng hóa công cộng mà không chịu chi phí ít hơn so với lợi
ích họ được hưởng (Nguồn: Wikipedia)
Nhà khoa học máy tính Oren Etzioni lập luận rằng các hệ thống AI không
nên “giữ lại hoặc tiết lộ những thông tin bảo mật mà không có sự chấp
thuận rõ ràng từ nguồn của thông tin đó.“
23
Với việc Amazon Echo lắng
nghe mọi cuộc nói chuyện trong nhà, bạn sẽ muốn có một vài sự kiểm soát.
Điều này dường như rất hiển nhiên. Tuy nhiên, nó không đơn giản như vậy.
Thông tin ngân hàng của bạn là bảo mật, nhưng vậy còn âm nhạc mà bạn
nghe hoặc những chương trình truyền hình mà bạn xem? Thậm chí, bất kỳ
khi nào bạn hỏi Echo một câu hỏi, nó có thể trả lời bằng một câu hỏi khác:
“Bạn có đồng ý cho Amazon truy cập vào câu hỏi của bạn để tìm câu trả lời
không?” Đọc qua tất cả những chính sách quyền riêng tư của tất cả các
công ty thu thập dữ liệu có thể mất tới vài tuần.
24
Mỗi khi AI yêu cầu sự
đồng ý để sử dụng dữ liệu của bạn, sản phẩm trở nên tồi tệ hơn. Nó làm
gián đoạn trải nghiệm của người dùng. Nếu mọi người không cung cấp dữ
liệu, thì AI không thể học được từ phản hồi, hạn chế khả năng tăng năng
suất và gia tăng thu nhập của nó.
Một công nghệ mới nổi – blockchain – cung cấp một cách phân cấp cơ sở
dữ liệu và giảm chi phí xác minh dữ liệu. Công nghệ như vậy có thể kết
hợp với AI để vượt qua những lo lắng về quyền riêng tư (và an ninh), đặc
biệt khi chúng đã được sử dụng cho những giao dịch tài chính, lĩnh vực mà
những vấn đề này rất quan trọng.
25
Ngay cả khi có đủ người cung cấp dữ
liệu để AI có thể học, điều gì sẽ xảy ra nếu những người dùng đó không