giống với mọi người? Giả sử chỉ có những người giàu có từ California và
New York cung cấp dữ liệu cho máy dự đoán vậy sau đó, AI sẽ học cách
phục vụ cho những cộng đồng này. Nếu mục đích của việc hạn chế thu thập
dữ liệu cá nhân là để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, thì sau đó nó sẽ
tạo ra một vấn đề mới: những người dùng không được hưởng lợi từ những
sản phẩm tốt hơn và sự giàu có hơn mà AI cung cấp.
Tận thế sắp đến rồi?
Liệu AI có phải là mối đe dọa đối với sự tồn tại của nhân loại? Ngoài việc
đơn giản là liệu một AI trở nên bất hợp tác như Hal 9000 (trong 2001: A
Space Odyssey), điều khiến những người rất nghiêm túc và thông minh như
Elon Musk, Bill Gates và Stephen Hawking thao thức là liệu chúng ta có
sáng tạo ra một thứ gì đó giống như Skynet từ bộ phim Terminator. Họ lo
sợ rằng một “siêu trí tuệ “ – thuật ngữ được đặt ra bởi nhà triết học đến từ
Oxford, Nick Bostrom – sẽ nhanh chóng coi nhân loại như một mối đe dọa,
một thứ gì đó ngứa mắt…
26
Hay nói cách khác, AI có thể là sự đổi mới
công nghệ cuối cùng của chúng ta.
27
Chúng tôi không ở vị trí có thể phân xử vấn đề này và chúng tôi thậm chí
còn không thể cùng nhau đưa ra kết luận. Nhưng điều khiến chúng tôi ngạc
nhiên là cuộc tranh luận này thực tế gắn liền với kinh tế tới mức nào: nó
chính là sự cạnh tranh củng cố tất cả. Một siêu trí tuệ là một AI vượt trội
hơn con người ngay cả ở những công việc đòi hỏi nhận thức cao nhất và có
thể giải quyết mọi vấn đề một cách lý trí. Cụ thể, nó có thể phát minh và tự
cải thiện. Trong khi tác giả khoa học viễn tưởng Vernor Vinge gọi điểm đó
là “Điểm kì dị” và nhà nghiên cứu tương lai Ray Kurzweil đề xuất rằng con
người không được chuẩn bị để nhìn thấy trước điều gì sẽ xảy ra ở thời điểm
này bởi vì chúng ta theo định nghĩa không thông minh bằng cỗ máy, hóa ra
các chuyên gia kinh tế lại được chuẩn bị khá tốt để nghĩ về điều này.
Trong nhiều năm, các chuyên gia kinh tế đã phải đối mặt với chỉ trích rằng
những tác nhân mà chúng tôi dựa vào để đưa ra giả thuyết đều là mô hình