Nhưng để thu được dữ liệu có thể rất tốn kém. Bởi vậy, khoản đầu tư bao
gồm sự đánh đổi giữa lợi ích của việc có nhiều dữ liệu hơn và chi phí để có
được nó. Để đưa ra những quyết định đầu tư dữ liệu đúng đắn, bạn phải
hiểu cách mà máy dự đoán sử dụng dữ liệu.
Sự dự đoán yêu cầu dữ liệu
Trước khi có nhiều sự quan tâm đối với AI, đã từng có nhiều người hứng
thú với dữ liệu lớn. Sự đa dạng, số lượng và chất lượng của dữ liệu đã tăng
đáng kể trong vòng 20 năm qua. Hình ảnh và văn bản hiện giờ ở dạng kỹ
thuật số, vậy nên máy móc có thể phân tích được chúng. Máy cảm biến có
mặt ở khắp mọi nơi. Sự quan tâm được đánh giá dựa trên khả năng của dữ
liệu trong việc giúp con người giảm thiểu sự không chắc chắn và hiểu thêm
về những gì đang xảy ra.
Hãy cân nhắc những máy cảm biến đã được cải tiến có khả năng theo dõi
nhịp tim của con người. Rất nhiều công ty và tổ chức phi lợi nhuận với
những cái tên nghe có vẻ liên quan đến y tế như AliveCor và Cardiio đang
xây dựng những sản phẩm sử dụng dữ liệu nhịp tim. Ví dụ, công ty khởi
nghiệp Cardiogram cung cấp một ứng dụng iPhone sử dụng dữ liệu nhịp
tim từ Apple Watch để tạo ra khối lượng thông tin lớn: thước đo nhịp tim
theo từng giây cho tất cả những ai sử dụng ứng dụng. Người dùng có thể
nhìn thấy khi nào nhịp tim của họ tăng đột biến trong ngày hoặc nhịp tim
của họ tăng hay giảm trong suốt một năm, thậm chí trong suốt một thập kỷ.
Nhưng sức mạnh tiềm năng của những sản phẩm như vậy xuất phát từ sự
kết hợp của dữ liệu phong phú với máy dự đoán. Cả những nhà nghiên cứu
học thuật và những nhà nghiên cứu ngành công nghiệp đều đã chỉ ra rằng
điện thoại thông minh có thể dự đoán những nhịp tim bất thường (nói theo
thuật ngữ y khoa, sự rung tâm nhĩ).
2
Vậy, với máy dự đoán, những sản
phẩm mà Cardiogram, AliveCor, Cardiio và những công ty khác đang xây
dựng, đều sử dụng dữ liệu nhịp tim để giúp chẩn đoán bệnh tim. Cách tiếp