lắng cho Ngài. Vì quá lo cho Ngài nên bà ở mãi trong một cảnh giới vi tế, và
do vậy có thân vô hình.
Bà muốn đến thường xuyên hơn nhưng không dám vì ngại, mặc dù biết
rằng trong thực tế không có gì là sai quấy cho Ngài hoặc bà trong hoàn cảnh
ấy. Ngài Acharn có nói rằng Ngài không muốn bà đến thường xuyên vì điều
ấy có thể làm trì trệ mức tinh tấn hành thiền của Ngài chớ không phải vì có
gì không tốt như trong cảnh người. “Tâm thật vô cùng tế nhị”, Ngài Acharn
thường nói như vậy. “Dù chỉ có một sự can thiệp rất tế nhị cũng có thể là
một trở ngại, ngăn chặn bước tiến của pháp hành.”
Bà đã biết về sự Chứng Ngộ cùng tột của Ngài trong đêm hôm trước,
nhưng thay vì hoan hỷ vui vẻ bà lại sầu muộn và có cảm tưởng như bị bỏ
rơi.
“Giờ đây Ông đã thoát ra khỏi đại dương đau khổ này”, bà than phiền.
“Từ nay tôi sẽ không còn có ai để xin lời khuyên và nhờ giúp đỡ. Ông đã
như ngôi sao sáng ngời xa thẳm trên trời cao, còn tôi thì đang chiến đấu một
mình trong biển cả mênh mông này.” Và bà van lơn. “Xuyên qua ánh sáng
tâm từ của Ông, xin Ông vui lòng mở lượng hải hà ra tay cứu hộ, giúp cho
tôi có đủ khả năng thành đạt trạng thái Chấm Dứt Đau Khổ trong một tương
lai gần đây.”
“Tôi không muốn bà mãi ưu phiền, sầu thảm và buồn rầu.” Ngài Acharn
an ủi bà. “Không phải vì vậy mà tôi muốn bà đến đây. Đây chắc chắn không
phải là cách ứng xử của một người có thiện tâm. Bà có nhớ chăng khi chúng
ta cùng trau dồi và phát triển Tứ Vô Lượng Tâm, Brahmavihāra (từ, bi, hỷ,
xả) không?”
“Tôi còn nhớ rõ ràng,” bà nói, “bởi vì chúng ta cùng nhau phát triển
những phẩm hạnh này trong một thời gian rất lâu. Nhưng nay Ông đã vượt
thoát khỏi thế gian phàm tục này thì tôi thấy mình hình như bị bỏ rơi và cảm
thấy vô cùng phiền muộn.”
“Bà phải nhớ rõ mục tiêu chính của hành động thiện là gì,” Ngài Acharn
nói. “Mục tiêu của việc tu tập Giáo Pháp, dù là tự thực hành vì chính mình
đã chắc chắn như vậy hay làm theo lời dạy của ai khác, đều là để loại trừ hay