giảng và quả quyết rằng dù là ai đi nữa thì người đó chắc chắn đã có suy
nghĩ sai lầm vô cùng, đối nghịch trầm trọng với Giáo Pháp. Nếu không thì
đề tài của bài giảng và giọng nói của Ngài ắt không bỗng nhiên thay đổi bất
ngờ như vậy. Như thường lệ, chẳng bao lâu đã tìm được người mắc tội vì
người đó sẵn sàng nhận rằng chính mình đã ôm ấp tư tưởng bất thiện như
vậy, và bây giờ đã nhận ra điều đó nhờ lời mắng của Ngài Acharn quả xứng
đáng với lỗi của mình.
Những vị tỳ khưu dhūtaṅga dưới sự rèn luyện và hướng dẫn của Ngài
Acharn luôn luôn sẵn sàng nhận lỗi, có khi coi đó là chuyện buồn cười và
cũng có lúc là cơ hội được nghe những bài giảng đạo đức để trau dồi tự kiểm
soát.
Bản chất của tâm phàm tục
Ngài Acharn biết rất rõ ràng tính chất của tâm phàm tục. Các vị tỳ khưu
đệ tử của Ngài đều biết rằng Ngài sẽ dừng ngay những suy nghĩ lầm lạc có
hại cho việc phát triển tâm của một người bằng khả năng tha tâm thông của
Ngài. Những ý nghĩ khác không quan trọng, Ngài không đề cập đến. Ngài
biết rõ rằng không thể kiềm chế được tất cả những suy nghĩ sai lầm trong
tâm phàm tục. Đối với tâm chưa phát triển đầy đủ, rất khó có thể kiểm soát
hoàn toàn. Dù sao, những ai có thể chịu nổi kỷ luật nghiêm khắc, cả về tinh
thần và vật chất, của Ngài sau một thời gian đều nhận thấy có nhiều tiến bộ
trong việc trau dồi tâm và cảm thấy thanh bình, an lạc và tĩnh lặng trong
tâm. Niệm và tuệ phát triển làm cho họ “miễn dịch” với mọi hoàn cảnh hay
trường hợp họ gặp phải.
Thói quen, dù tốt hay xấu, không tự nhiên phát triển. Chúng phải được lặp
đi lặp lại nhiều lần để trở thành bản chất tự nhiên thứ hai. Tật xấu thì khó
khắc phục vì đã ăn sâu bám chặt trong tâm, còn tính tốt thì dễ mất. Do vậy,
làm cha mẹ nên gieo trồng những đức tính thanh cao tốt đẹp trong tâm trẻ
con, trước khi quá trễ. Ví dụ như chọn cho con những người chăm sóc có
nhiều tính tốt.
Tâm bất thối chuyển