Giáo Pháp không bao giờ không thích hợp, không
thể thực hành, hay lỗi thời
Ngày nào còn có người đi theo Giáo Pháp thì Phật Giáo còn được duy trì,
và những kết quả của việc thực hành Giáo Pháp tự hiển lộ cho thế gian
tương ứng với mức độ thực hành. Phật Giáo dựa trên sự thật mà Đức Phật đã
chứng ngộ qua pháp hành của Ngài và đã công bố. Giáo Pháp được gìn giữ
và bảo trì nhờ có chư vị đệ tử của Đức Phật, cũng xuyên qua sự thật ấy đã
hội đủ nhân duyên và đã gặt được những thành quả ấy. Những sự thật của
Phật Giáo có thể được tuyên ngôn khắp cùng trong Tam Giới mà không sợ
bị phản đối và cho là sai. Giáo Pháp là sự thật theo chính bản chất của nó.
Đức Phật là người đã chứng ngộ sự thật này nhờ nỗ lực của chính mình
trước khi tuyên ngôn cho người khác. Nếu có sự thật nào chưa được ai khác
chứng ngộ hay thành tựu thì đó là do lỗi lầm hay khiếm khuyết trong tâm
của người ấy, vẫn còn bị mây mờ che lấp. Không bao giờ là lỗi lầm hay
khiếm khuyết của Giáo Pháp Đức Phật. Chính vì do thiếu sót của vị đệ tử
mà trong mắt của người khác, sự thật đó hình như không đúng sự thật và
Giáo Pháp không thích hợp, không thể thực hành, và đã lỗi thời.
Chuẩn bị cho điều không thể tránh
Giờ đây chúng ta hãy trở lại phương pháp tự kiềm chế của chư vị tỳ khưu
dhūtaṅga một chút. Như đã giải thích ở phần trên, những phương pháp
“mạnh” như ngồi thiền suốt đêm, bớt ăn hoặc nhịn ăn luôn trong một thời
gian có thể chịu được, vào nghĩa địa hay hang động của cọp v.v… là để rèn
luyện, thuần hóa cái tâm ngỗ nghịch bất trị, kéo nó trở về bên trong, thay vì
để nó kinh sợ chạy loạn bên ngoài, để khẳng định và chứng minh cho nó
thấy năng lực của nó, và để phát triển đức tính dũng cảm, trầm tĩnh và an
lạc. Theo một ý nghĩa, đó là luyện tập hay chuẩn bị, dự phòng khi nó phải
thật sự đương đầu với cảnh ngộ khẩn cấp, khi thân phải chịu những cơn đau
nhức dữ dội hay khi tử thần đe dọa. Với sự chuẩn bị đầy đủ, tâm được thuần
hóa và rèn luyện thuần thục có thể tự giữ vững, tách biệt khỏi những điều