bạn của họ bị cọp tha đi mấy ngày trước. Có lẽ đây là trường hợp “thân quá
hóa nhờn.”
Có một điều kỳ lạ là những người Việt Nam này không bao giờ hợp nhau
lại để cứu một người bạn đang lâm nguy. Trong khi lưu ngụ nơi nào trong
rừng để nghỉ qua đêm chẳng hạn, nếu người nằm gần đó bị cọp tấn công thì
những người khác tung ra bỏ chạy tứ phía, mạnh ai người nấy tìm cách thoát
thân, mặc cho nạn nhân ở đó cho số phận. Rồi không bao lâu sau, họ hợp
nhau trở lại gần đó để nghỉ đêm, hoàn toàn thờ ơ, không nhớ gì đến thảm
kịch rùng rợn mà họ trải qua trong đêm trước. Hình như họ không thông
minh hơn trẻ con, không rút kinh nghiệm và đơn giản là không có tim.
Người viết có một vài kinh nghiệm và quen biết những người này, có thể nói
như vậy.
Người ta nói mấy người Việt Nam này đôi khi vào chặt và kéo cây gỗ ở
các miền hẻo lánh xa xôi trong rừng sâu đầy cọp dữ. Đơn độc một mình hay
từng nhóm, họ ở qua đêm mà không có dấu hiệu gì sợ hãi. Ban đêm họ đi
vào làng hay từ làng về chỗ tạm trú, họ đi một mình, hoàn toàn thản nhiên.
Hỏi họ đi như vậy có sợ không, họ nói cọp Thái Lan không ăn thịt người,
vài con lại còn sợ người nữa. Họ nói bên xứ họ cọp lớn hơn nhiều và thường
ăn thịt người. Chúng dữ hơn và người đi đường mà muốn ở lại nghỉ đêm
phải dựng lên một cái thum như chuồng heo. Ở một vài nơi dân làng không
dám ra khỏi nhà ban đêm. Cọp có thể tấn công người mà không sợ gì hết.
Họ cho rằng mấy người Thái không dám vào rừng là nhát gan.
Dù sao, trong lúc Ngài Phra Acharn Mun lưu ngụ tại một nơi đầy cọp dữ,
không có con nào quấy rầy Ngài. Chỉ thấy có dấu chân và ban đêm nghe
được tiếng gầm đâu đó, không có con cọp nào thật sự đến làm cho Ngài sợ
hay ăn thịt Ngài. Chính Ngài cũng không mấy quan tâm đến cọp, bởi vì
Ngài đang lo không Chấm Dứt Đau Khổ trong kiếp sống này còn hơn là sợ
những con thú dữ ấy. Ngài thường kể lại cho đệ tử nghe những cuộc du hành
trong vùng đất nguy hiểm, xem những cuộc đi và những đêm lưu trú như
vậy không có gì là lạ hay khác biệt với những nơi khác. Không bao giờ Ngài
nói gì đến kinh sợ.