Illustrated, 1946.
Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế
giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương
trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E =
mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết,
nhưng sự san
bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh
sự thật của phương trình đó.
Trước lời ca tụng, trước vinh quang rực rỡ, Albert Einstein, tác giả của phương
trình lừng danh kể trên lại, giữ một bộ mặt thẹn thùng, xa lạ. Sự quảng cáo
thanh danh đã quấy nhiễu ông suốt đời nhưng tất cả đều bị ông coi thường, lãnh
đạm. Einstein chỉ khao khát độc nhất sự trầm lặng để có thể suy nghĩ và làm
việc.
1- Thời niên thiếu.
Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 tại Ulm, miền Wurtemberg, nước
Đức. Cái tỉnh nhỏ bé này không mang lại cho Albert một kỷ niệm nào cả vì
năm sau, gia đình Einstein đã di chuyển tới Munich. Sống tại nơi đây được một
năm, một người em gái của Einstein ra chào đời và từ đó không có thêm tiếng
trẻ thơ nữa. Chủ gia đình, ông Hermann Einstein là người lạc quan, tính tình vui
vẻ. Còn bà mẹ, bà Pauline Koch, đã tỏ ra có óc thẩm mỹ ngoài bản tính cần cù,
tế nhị. Bà hay khôi hài và yêu thích âm nhạc.
Vốn dòng dõi Do Thái nhưng gia đình Einstein lại sinh sống như người Đức vì
tổ tiên của họ đã sinh cơ lập nghiệp tại nước Đức lâu đời. Các phong tục Do
Thái cũ đều còn lại rất ít, trong khi tôn giáo bao giờ cũng là thứ mà họ giữ gìn.
Vào các ngày lễ riêng của đạo Do Thái, nhóm dân này thường cử hành các buổi
lễ theo nghi thức cổ truyền. Ngoài ra, cứ vào ngày thứ năm, gia đình Einstein
thường mời một sinh viên Do Thái nghèo túng đến dùng cơm rồi cùng nhau
nhắc nhở lại các điều răn trong Thánh Kinh