Hình lớp học tại Munich năm 1889. Einstein đứng thứ hai, bên phải, hàng
đầu. Câu chỉ giỏi toán và la tinh (Hình của Stadtarchiv, Ulm )
Thời bấy giờ tại nước Đức, các trường tiểu học không phải do chính phủ mở ra
mà được các giáo hội phụ trách. Tuy theo đạo Do Thái nhưng ông Hermann lại
cho con theo học một trường tiểu học Thiên Chúa giáo, có lẽ ông muốn con
mình về sau này sinh sống như một đứa trẻ Đức. Einstein đã theo dần các lớp
tiểu học mà không hề cảm thấy mình là một đứa trẻ khác đạo. Tại trường học,
Albert Einstein không tỏ ra xuất sắc. Bản tính rút rát và ưa tư lự của cậu khiến
cho các bạn thường chế riễu cậu là người mơ mộng.
Năm lên 10 tuổi, Albert Einstein rời trường tiểu học vào Gymnasium tức là
trường trung học Đức. Việc học của các thiếu niên Đức từ 10 tới 18 tuổi đều do
Gymnasium quyết định và cho phép lên Đại Học hay bước sang các ngành kỹ
thuật. Tại bậc trung học, học sinh phải học rất nhiều về tiếng La-Tinh và Hy
Lạp. Kỷ luật nhà trường rất nghiêm khắc, các giáo sư thường độc đoán và xa
cách học sinh. Sống tại một nơi có nhiều điều bó buộc như vậy, Albert Einstein
cảm thấy khó chịu. Có lần cậu nói: “Tại bậc tiểu học, các thầy giáo đối với tôi
như các ông Thượng Sĩ, còn tại bậc trung học, giáo sư là các ông Thiếu Úy”.
Sự so sánh này làm nhiều người liên tưởng tới đội quân của Vua Wilhelm II,
với các ông Thượng Sĩ là những người thô tục và tàn bạo còn sĩ quan thường ưa
thích uy quyền, lại tỏ ra bí mật và quan trọng.
Từ thuở nhỏ, Albert Einstein đã yêu thích học hỏi về Vật Lý. Cậu còn nhớ khi
lên 5 tuổi, cha cậu cho cậu
một chiếc địa bàn.
Chiếc kim lúc nào cũng chỉ về
một hướng làm cho cậu bé này thắc mắc, suy nghĩ. Lớn lên, Einstein ưa thích