Phương trình trên cho ta sự thay đổi độ dài khi quan sát cùng một vật
trong các hệ qui chiếu qúan tính khác nhau. Thực tế muốn quan sát độ dài một
vật ta phải đứng trong hệ qui chiếu gắn với vật đó (hệ S) vậy khi ra ngoài hệ
S(đứng ở S) ta thấy độ dài của vật đó thực sự co lại nếu S chuyển động với vận
tốc u rất lớn so với S (có thể dùng một máy ảnh kiểm tra sự kiện đó)
Kết luận : độ dài của một vật nằm dọc phương chuyển động của hai hệ
qui chiếu quán tính xét trong hệ qui chiếu đứng yên thì ngắn hơn độ dài của vật
đó nếu ta xét trong hệ qui chiếu chuyển động.
Chú ý cũng giống như sự trễ về thời gian, sự co lại về độ dài chỉ ảnh
hưởng khi mà vận tốc chuyển động khá lớn còn ở tốc độ âm thanh 340 m/s thì
sự chênh lệch độ dài là không đáng kể.
2. Ðộ dài vuông góc với phương chuyển động :
TOP
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho hai cây thước cùng độ dài 1
m, một thước đặt thẳng đứng trên mặt đất, thước còn lại đặt thẳng đứng trên
một xe lăn đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc u (gần vận tốc
ánh sáng) và hai đầu có gắn hai thanh đánh dấu vị trí. Khi thước có đánh dấu đi
ngang qua thước cố định nó sẽ vạch lại kích thước của nó lên trên thước cố
định.
Sau thí nghiệm người ta thấy kích thước của cả hai cây thước luôn
luôn trùng nhau khi hai thước đứng yên và cả khi một thước đang chuyển động
với vận tốc tương đối (gần vận tốc ánh sáng) so với thước kia.
Chúng ta rút ra kết luận rằng chiều dài của các vật thể nằm theo các
phương vuông góc chuyển động của hai hệ qui chiếu quán tính sẽ không có sự
co giản về độ dài.
V. PHÉP BIẾN ÐỔI LORENTZ ( LORENTZ TRANSFORMATION)