có đại tá Mikhail Ixacov được phong danh hiệu này. Có tin rằng KGB đệ
trình danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng mười ba người.
Nhưng có phải tất cả đều được chấp thuận hay không thì không rõ. Thậm
chí về những người đã trở thành anh hùng người ta cũng im lặng suốt một
thời gian rất dài. Trong hồ sơ cá nhân, bên cạnh tên họ có dòng ghi chú:
“Không công bố với báo chí”. Dù vậy tên của vị anh hùng đầu tiên cũng lọt
ra các trang báo. Thực ra Anh hùng Liên Xô, đại tá Boiarinov được mô tả
hơi dữ dằn. Báo chí viết ông quát tháo và chửi rủa sĩ quan dưới quyền ầm ĩ
trong trận tấn công dinh thự. Có cảm giác ông không biết làm gì khác hơn
ngoài việc trút lên đầu cấp dưới những lời chửi rủa bất nhã. Làm sao có thể
tha thứ cho cái kẻ vô lương tâm và ác ý tung tin nhảm nhí như vậy được.
Chúng tôi tin những người cầm bút sau này nhắc sẽ, phải tự đặt cho mình
câu hỏi tại sao mấy kẻ chỉ biết luôn mồm chửi bậy, hò hét, phét lác lại có
thể hoàn thành nhiệm vụ phức tạp có một không hai chớp nhoáng chính xác
và ít tổn thất về người đến như vậy. Nhưng thật tiếc phải thừa nhận rằng các
hồ sơ tài liệu của chúng ta không nhắc nhiều đến vị anh hùng đầu tiên này,
nếu có nói thì lại cũng là dẫn ý tay tác giả chẳng ai biết làm như đã tận mắt
tận tai nghe Boiarinov quát tháo chửi bới trong trận đánh vậy. Làm sao
chúng ta có thể không trân trọng lịch sử của chính mình, chấp nhận điều
không thể là để một con người trung thực, anh hùng nhân chính bị vu
khống. Trong một cuốn sách về chiến tranh Afghanistan có những dòng đọc
mà ngạc nhiên: “Nếu không tính những người đã nhận Sao vàng vì có công
đánh chiếm lâu đài Amin (có những người như thế) thì anh hùng kế tiếp
trong số những người còn sống phải là sĩ quan quân dù Sergei Cozlov”.
Những lời vô lí: Tại sao lại không tính những người đã nhận ngôi sao anh
hùng do chiến công đánh phiếm dinh thự của Amin? Đúng, đã có những
người như vậy. Hay đạn bắn vào họ bằng cao su? Hay máu và sinh mạng
của các đội viên “Zenit” và “Grom” không có giá? Không khó nhận một
điều là chỉ huy chung là cả các sĩ quan KGB và sĩ quan dù. Trong cuộc tấn
công lâu đài Dar – ul – aman, họ đã sát cánh kề vai với những chiếc BMP
và BTR, không ai nấp lưng ai. Vậy tại sao lại chỉ kể người này, mà bỏ qua