Vậy là hai tiếng đồng hồ trước giờ “G” ngày 21 tháng tám chỉ huy đội
“Alfa” đã quyết định không tham gia tấn công. Khoảng thời gian từ sau
cuộc họp ở chỗ Atchatov đến lúc Gratrov nhận được cuộc gọi qua điện
thoại là gần mười hai tiếng đồng hồ. Có thể đó là những giờ phút khó khăn
nhất trong lịch sử “Alfa”. Một người xa lạ với quân đội hoặc lực lượng đặc
nhiệm khó mà hình dung nổi mệnh lệnh là gì. Hồi đó trong điều lệnh không
có khái niệm “mệnh lệnh tội lỗi”, nhưng thực tế là đã có những mệnh lệnh
như thế. Bất cứ quân nhân nào từ chối thi hành dù là mệnh lệnh loại đó đều
bị kết tội chống quân lệnh và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn trong
tình trạng khẩn cấp (ai cũng biết nó đã được ban bố tại Moxcva theo lệnh
của Tư lệnh trưởng thành phô) sẽ bị đưa ra tòa án quân sự.
… Đêm 20 tháng tám, nguyên soái Saposnicov điện thoại cho thượng
tướng Gratrov:
- Thế nào, anh định làm gì? – Tôi có cảm tưởng là, – Gratrov trả lời, –
chúng định chơi tôi. Lũ khốn ấy muốn tôi ra lệnh.
- Vậy anh sẽ làm gì? – Saposnicov hỏi.
- Cút mẹ chúng nó đi… Còn lệnh tôi sẽ không…
Evgheni Ivanovich tiếp tục:
- Thế đấy, nhưng còn anh sẽ làm gì?
- Sẽ từ chức. Xin về hưu…
- Lúc này đang trong tình trạng khẩn cấp, người ta sẽ không chấp nhận
đâu. Khó đấy.
- Ôi chao, – Gratrov nói, – tôi sẽ tự sát.
Tại sao vậy một thượng tướng 43 tuổi, anh hùng Liên Xô, lại phải bắn
một viên đạn vào trán mình? Pavel Xergheevich Gratrov đâu phải loại
người nhát gan: Ông là sĩ quan dù, một kiện tướng thể thao, đã hàng trăm
lần nhảy dù, hai lần tham chiến tài Afghanistan ở cương vị chỉ huy trưởng
trung đoàn rồi sư đoàn, và bây giờ giữa thời bình lại tuyên bố như vậy. Vấn
đề ở đây là, với tư cách quân nhân, không thi hành mệnh lệnh bao giờ cũng
là một ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết. Phải, những người