bằng cách nhấc cậu lên trong khi vẫn còn ngồi trên ghế, mang
cậu đi ngang phòng học và đặt cậu vào vị trí mới.
Để thỏa mãn khả năng trí tuệ và sự tò mò của Jeff, Jackie thường
mang từ Radio Shack về nhà những loại thiết bị cải tiến nhỏ. Khi
đang học trường tiểu học River Oaks Houston, cậu mê món đồ chơi
Infinity Cube (Khối Vô tận), một thiết bị với sự phản chiếu được cơ
giới hóa, cho phép người chơi nhìn thấy rõ vào vô cực. Nhưng khi
Jeff muốn sở hữu riêng thiết bị đó thì Jackie ngần ngại trước cái
giá 20 USD. Không nản lòng, Jeff đã mua riêng tất cả những phần
nhỏ (rẻ hơn mua nguyên món đồ chơi) và tạo nên cái Infinity Cube
của riêng cậu. Bởi vì, như cậu nói lúc đó: “Bạn phải có khả năng tự suy
nghĩ.” Câu chuyện này đã được đưa vào quyển sách được xuất bản
nội bộ vùng Houston năm 1977, mang tên “Hướng về những bộ óc
thông minh: Một cái nhìn của bậc cha mẹ về giáo dục tài năng tại
Texas.” Do Julie Ray viết, quyển sách đi theo Jeff (sau đó đổi tên là
Tim) thông qua một ngày tại trường River Oaks, một trường công lập
đầy hấp dẫn, là một phần của chương trình tích hợp tự nguyện
trong phạm vi thành phố. Ray đã miêu tả cậu bé 12 tuổi (người di
chuyển từ nhà đến trường 40 dặm mỗi ngày bằng phương tiện công
cộng) là “rất thân thiện nhưng nghiêm túc,” cũng như “phong nhãõ”
và “sở hữu sự xuất sắc tổng thể về trí tuệ.” Tuy nhiên, các giáo viên
tiểu học của Jeff đánh giá chàng trai trẻ này là “không có khả năng
lãnh đạo.”
Nhưng những người trưởng thành khác có liên hệ với Jeff thì lại
cho rằng có cái gì đó ở cậu mà những giáo viên trước đó đã bỏ lỡ.
Cha mẹ của Jeff đăng ký cho cậu tham gia đội bóng liên minh trẻ, là
nghi thức phải thông qua của bang Texas, mặc dù mẹ cậu lo cho đứa
con nhỏ của mình – cân nặng chỉ ở mức tối thiểu theo yêu cầu – bị
những đứa to con hơn làm cho hết hơi. Bà đã ngạc nhiên một cách
thích thú khi cậu con trai có sức cạnh tranh quyết liệt của bà được