mảnh đất nhiều sét vốn dành để trồng lúa bởi vậy không được chăm sóc
nữa. Và khi mưa xối xả đổ xuống, nước thoát không kịp, dâng lên khắp
ruộng đồng và gây úng ngập cho cây trồng.
(Chính sách cắt giảm sản lượng gieo trồng được áp dụng ờ Nhật Bản
sau chiến tranh, nhằm giữ giá lúa gạo)
Kết quả là năm đó bị mất mùa. Ruộng vườn nhà Hana cũng là loại
ruộng được chuyển đổi canh tác từ cánh đồng bỏ hoang nên cũng không thể
thoát khỏi thảm họa này. Rau trồng vụ xuân hứng chịu một cú đánh có thể
nói là thảm khốc và người dân phải đi mua rau ở các siêu thị. Giá rau tăng
cao đương nhiên gây áp lực lên kinh tế của mỗi gia đình. Hơn nữa mưa lớn
làm cho đất đá lăn xuống, vách núi đổ sập và gây ra lở đất. Mặc dù chính
quyền địa phương đã cảnh báo những nơi có nguy cơ bị sạt lở nguy hiểm
nhưng công tác dự đoán này không phải bao giờ cũng dễ dàng, nhiều đất
đai bị chôn vùi, không còn chỗ để canh tác. Trong làng có vài ngôi nhà và
ruộng vườn đã bị lấp kín dưới đất đá do trận mưa lớn lần này. Và khi mưa
ngừng rơi, dân làng hợp sức thu dọn những cặn lắng.
"Tối hôm trước có tiếng rễ cây gãy răng rắc."
"Thật may là không nuốt chửng ngôi nhà."
"Trên những cánh đồng dừng canh tác chẳng còn luống cày nào
nguyên vẹn cả."
Anh Doi và anh Horita nhìn nhau thở dài. Chắc sẽ phải làm rào cho
các luống đất, đắp lại đá và tạo cái đập ngăn nước cho mấy khoảnh vườn
thửa ruộng và cánh đồng có nguy cơ.
Mưa lớn không chỉ gây ảnh hưởng cho đất đai sinh sống mà còn dẫn
đến những trận sụt lở với quy mô lớn trong núi sâu.