ĂN DẶM TỪ TRÁI TIM - Trang 4

3

I. Giới thiệu chung về ăn dặm

1. Ăn dặm là gì?

Ăn dặm (ăn bổ sung, ăn sam) là thời kỳ bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng

sữa sang chế độ ăn các thức ăn giống như người lớn. Bời vì khi được 6 tháng tuổi, cơ
thể bé bước vào giai đoạn phát triển mới với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao mà sữa mẹ
không đáp ứng được hoàn toàn nữa, bé cần phải ăn thêm thức ăn bên ngoài.

Nhưng ăn dặm không đơn giản chỉ là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bé, đó còn

là quá trình bé tập nhai và nuốt, tập làm quen với các mùi vị và dạng thức ăn mới,
giúp hệ tiêu hoá hoàn thiện, giúp cơ hàm của bé phát triển. Vì thế đây là quá trình
cực kỳ quan trọng, giúp tạo nền tảng cho thói quen ăn uống tốt của bé sau này, cũng
tức là tạo nền tảng cho sự phát triển thế chất và trí não của bé.

2. Dấu hiệu cho mẹ biết con muốn ăn dặm ở mỗi phƣơng pháp là gì?

a. Phƣơng pháp ADTT

 Bé chảy nhiều dãi

 Nhú mầm răng

 Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ

 Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên

kia

 Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bú mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm.

 Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn: nhìn chằm chằm khi người

lớn ăn.

 Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9kg.

b. Phƣơng pháp ADKN

Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt

đầu cho trẻ ăn dặm

Trẻ thích thú với bữa ăn của ngƣời lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há

miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn.

Trẻ có thể ngồi đƣợc nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững

được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cáp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.