ÁNH CHỚP TƯ DUY - Trang 161

Trong phiên đối thoại, tôi đã rất ấn tượng với một cậu bé, bằng tất cả sự

ngây thơ và lòng can đảm, cậu đã hỏi tôi rằng làm cách nào để em có thể
trở thành một tay đua ngựa như tôi.

Tôi trả lời rằng khi đặt câu hỏi này, cậu đã thực hiện bước đầu tiên trên

con đường đúng đắn, vì người ta nói rằng những câu hỏi là một nửa kiến
thức của loài người. Cưỡi ngựa không chỉ là một môn thể thao, nó đại diện
cho chuẩn mực đạo đức cao quý, tinh thần hiệp sĩ và sự xuất sắc. Cưỡi
ngựa phải bắt đầu từ tinh thần, từ trái tim.

Tôi nói với cậu rằng bài học đầu tiên trong môn cưỡi ngựa là yêu thương

và vâng lời cha mẹ, học thật giỏi ở trường, tôn trọng người lớn tuổi và sở
hữu nghị lực cùng tinh thần hiệp sĩ của người kỵ sĩ. Chỉ khi nào cậu có
được những phẩm chất này, cùng sự hài lòng của cha mẹ và những người
xung quanh, phần còn lại – tức học và luyện tập tại các câu lạc bộ hay cơ sở
huấn luyện – sẽ dễ dàng hơn.

Tình yêu của cậu đối với môn cưỡi ngựa thể hiện một tham vọng và

quyết tâm lớn. Tôi khuyến khích con mình cưỡi ngựa vì tôi nhìn thấy
những ảnh hưởng của môn thể thao này đối với chúng. Khoảng 1.400 năm
trước đây, Omar ibn Al Khattab, một trong bốn vị Caliph Chính thống của
đạo Hồi, đã khuyên: “Hãy dạy trẻ bơi lội, bắn cung và cưỡi ngựa”. Ông là
một kỵ sĩ Ả Rập, một nhà lãnh đạo khôn ngoan và một trong những nhân
vật vĩ đại nhất trong lịch sử. Vì vậy lời khuyên của ông về cưỡi ngựa không
phải là không có ý nghĩa; lời khuyên ấy chỉ ra việc thiết lập một mối quan
hệ vững chắc giữa môn cưỡi ngựa với sự cao thượng, lòng tự hào, tinh thần
hiệp sĩ và tinh thần đạo đức cao.

Cưỡi ngựa là một hiện thân của mối liên kết mạnh mẽ giữa kỵ sĩ với con

ngựa của họ, cũng như sự chuyển động của người cưỡi ngựa với sự vận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.