ANH HÙNG CHÍ - Trang 822

thần vẫn chưa xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc? Ngược lại,
Đăng Đồ Tử có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm
chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn
ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con. Hoàng thượng
thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo
sắc hơn thần”.

Miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm như vậy đã làm cho Sở Vương đúng
sai lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Từ đó, Đăng Đồ Tử phải mang
tiếng xấu muôn đời, đời sau thường nhắc đến ba chữ “Đăng Đồ Tử” để chỉ
những phường háo sắc.

Cũng như Phan An, Tống Ngọc rất giỏi thơ phú, tương truyền là đệ tử của
Khuất Nguyên và tác phẩm tiêu biểu “Cửu biện” của Tống Ngọc được đánh
giá là “ngang cơ” với “Ly Tao” của Khuất Nguyên trong lịch sử văn học
Trung Quốc. Nhưng Tống Ngọc không có duyên với quan trường, đến cuối
đời cũng chưa từng được làm chức quan gì dù là nhỏ nhất, phải về quê sống
nương vào ruộng vườn đến lúc chết già không được ai biết tới.

(2) Ngô hạ a mông (

吴下阿蒙): "Ngô hạ" chỉ Đông Ngô, hiện chính là

Giang Tô ở phía nam sông Trường Giang

。"A mông" chỉ Lã/Lữ Mông đại

tướng của Đông Ngô thời Tam Quốc, kẻ đã dùng kế đánh bại và bắt được
Quan Công.

Lữ Mông (178 - 219.AD), tự Tử Minh. Lữ Mông là một trong những trụ cột
phò tá Đông Ngô từ rất sớm, lập được nhiều chiến công rất được Tôn
Quyền tin tưởng trọng dụng. Trong chiến dịch Xích Bích, Lữ Mông là
người cực lực phản đối chủ trương hàng Tào, kiên quyết tử chiến.

Do xuất thân nghèo khổ, Lữ Mông ko có điều kiện học hành nhiều, chủ yếu
tiến thân bằng võ nghiệp, đánh trận chém giết. Tôn Quyền khuyên Lữ
Mông dù việc quân có bận rộn đến đâu thì cũng nên giành ít thời gian đọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.