ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 92

thần thánh của hiện hữu. Và ngược lại: vì bản diện cá nhân quả thật là hình tượng
và tương đồng với Thượng Đế, là thể hiện cơ sở tiên khởi tuyệt đối thần thánh
của hiện hữu, nên chân lí về điều này không thể là tín niệm hay là học thuyết đơn
thuần. Nó trước hết phải được ban cho chúng ta trong hình thức khải huyền. Khải
huyền - một trong những khái niệm hay từ ngữ mà ý nghĩa của nó bị xóa nhòa vì
tình trạng lạm dụng lâu ngày trong ngôn ngữ thần học, - là tri giác mà ở đó hiện
thực khai mở ra cho chúng ta trong hình thức tự khai mở bản thân mình, hướng
về chúng ta, nhập vào chúng ta về tinh thần và tác động lên chúng ta. Trong khải
huyền, chúng ta tri giác hiện thực không thông qua chiếm lĩnh nó bằng trí tuệ của
chúng ta,
mà ngược lại, thông qua chính hiện diện của nó, thông qua việc chiếm
lĩnh chúng ta thật tích cực của nó,
nhờ vậy mà mọi nghi ngờ tính chân lí của tri
giác đều biến mất. Vì rằng bản thân hiện thực ấy - bản thân Thượng Đế - là hiện
thực cấp độ cá nhân, nói đúng hơn, là hiện thực về bản chất lặng lẽ của nó, mà
chúng ta chỉ có thể xét đoán thông qua tương đồng và hiện thân của nó - bản diện
cá nhân của con người, - bản thân biểu lộ của nó là khả dĩ chỉ trong hình thức
toàn vẹn duy nhất đối với nó - trong hình thức bản diện cá nhân. Nói cách khác:
nếu bản diện cá nhân đích thực là hình tượng và tương đồng của Thượng Đế, thì
chỉ có bản diện cá nhân ấy và chỉ duy nhất nó thôi, là biểu hiện toàn vẹn duy nhất
của chân lí. Vì vậy chân lí về Thần-nhân - như ta đã thấy, chính là ý nghĩa tối hậu
sâu sắc nhất của tin mừng - có thể được khai mở cho con người chỉ bằng thực thể
cá nhân, mà trong vị thế chính bản thân mình hiển lộ ra cho người ta chân lí ấy
và thực thể cá nhân đó có thể nói về bản thân mình: “Ta là đường đi, chân lí và
cuộc đời”. Đó là vì sao mà niềm tin vào chân lí của tin mừng lại nhất thiết phải
thể hiện ra trong niềm tin vào chính bản diện cá nhân, hiển lộ ra chân lí đó trong
vị thế của mình. Trong chuyện này bao hàm khác biệt về nguyên tắc ở khải huyền
Ki tô giáo với mọi học thuyết tôn giáo hay triết học, ngay cả những học thuyết
gần gũi với nó về nội dung (kể cả học thuyết Plato mà sự gần gũi của nó với Kitô
giáo chúng tôi đã nhắc đến ở trên).

Từ ngữ hay khái niệm “chân lí” xét từ quan điểm triết học có hai nghĩa rất

khác nhau. Một cách gần gũi nhất chân lí là trùng khớp hay là tương hợp nội
dung suy nghĩ của chúng ta với hiện thực mà nó hướng tới, tức là với đối tượng.
Trong ý nghĩa đó chân lí có ích cho chúng ta ở chỗ nó giúp đỡ định hướng hành
động đúng đắn trong thế giới bên ngoài, ý nghĩa ứng dụng tốt đẹp của khoa học
như là cơ sở chiếm lĩnh thế giới về mặt kĩ thuật (theo nghĩa rộng) dựa trên điều
này. Thế nhưng chiếm lĩnh được “chân lí” trong ý nghĩa này hãy còn là ít. Trước
hết, mối hoài nghi không thể xóa nhòa - được diễn đạt trong triết học như chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.