nghĩa hoài nghi - luôn luôn bào mòn thêm ý nghĩa của chân lí đối với chúng ta
trong ý nghĩa này bằng khẳng định rằng: như vậy chúng ta chỉ chiếm lĩnh được
một thứ gì đó tự thân nó là ảo ảnh, tức là còn chưa phải là “chân thực”, mà chỉ là
một hiện hữu hư ảo không có thực. Quan điểm này không phải là tạo dựng nhân
tạo vẽ vời ra bởi trí óc con người. Toàn thể bộ phận phương Đông của nhân loại
cho đến nay vẫn tin rằng tri giác thế giới bên ngoài chẳng những không có giá trị
gì đặc biệt, mà còn dẫn đưa chúng ta vào con đường lầm lạc; và thế giới phương
Tay đang nhìn thấy tiến bộ kĩ thuật dựa trên tri giác khoa học đối với hiện thực
bên ngoài, rốt cuộc đã dẫn họ đến những hậu quả diệt vong như thế nào, hiện nay
thế giới phương Tây ấy cũng bắt đầu trải nghiệm cùng cảm giác như thế. “Chân
lí” có khả năng dẫn đến hủy hoại cuộc sống, - cái chân lí bào mòn đi chính những
cơ sở hiện hữu của chúng ta, - chân lí như thế trong một ý nghĩa khác quan trọng
hơn nói chung tuyệt nhiên không phải là chân lí. Trong ý nghĩa cơ sở tiên khởi
của nó chân lí không phải là khai mở bên ngoài của hiện thực thông qua tư duy
của chúng ta, mà là tự khai mở ra hiện thực hay là khải huyền ở trong tự nhận
thức của chúng ta, mà thông qua nó chúng ta vượt qua được tính mong manh ở
hiện hữu của chúng ta, từ bên trong mà tiếp cận được với hiện thực chân chính.
Chân lí là tiếp cận với ánh sáng, là tính rạng rỡ bên trong nơi ý thức của chúng ta,
[những thứ] khai mở cho chúng ta “cuộc sống chân thực” được suy ngẫm đúng
đắn. Chiếm lĩnh chân lí trong ý nghĩa thứ nhất biến chúng ta thành “các nhà bác
học”, “những người có học vấn”, nhưng vẫn để cho chúng ta là những kẻ bất lực;
chân lí trong ý nghĩa thứ hai ban tặng cho chúng ta minh triết. Nhưng minh triết
như thế được ban tặng không phải ở trong thảo luận trừu tượng, mà chỉ ở trong
mẫu mực của cuộc sống cá nhân.
Nhưng mối quan hệ mà lúc này chúng ta đang cố gắng thể hiện, về phần
mình bản thân nó lại không phải là một lí thuyết triết học trừu tượng nào đó; nó
ban cho một trải nghiệm tôn giáo sinh động - cái cảm xúc cụ thể của sự thật vốn
nói lên với chúng ta rằng, bản diện cá nhân sinh động - nếu như có thể diễn tả
như vậy - chân lí hơn bất cứ tư duy trừu tượng nào, tức là chân lí ở cơ sở của nó
không phải là xét đoán, mà là hiện hữu sinh động, thể hiện trong hình thức bản
diện cá nhân. Ở bên ngoài mọi lí thuyết triết học, chúng ta có thể thể hiện mối
quan hệ giữa bàn diện cá nhân Jesus Kitô và nội dung khải huyền của Người
bằng một cách hết sức đơn giản và đầy thuyết phục. Tin báo về việc chúng ta là
con của Thượng Đế, về việc vốn từ xưa chúng ta đã thuộc về vương quốc của
Cha chúng ta - [tin báo đó] được Jesus Kitô đem đến cho chúng ta, không chỉ đơn
thuần trong tư cách một người đưa tin không có quan hệ gì với tin báo ấy, vì rằng