thực đầy sinh động. Ở đây không phải là chỗ thích hợp - và chúng tôi cũng không
có nhu cầu - để khảo sát những ý nghĩa đa dạng khả dĩ, mà ở trong đó khái niệm
“giáo hội” được sử dụng; như nói chung thường thấy ở trong lĩnh vực đời sống
tôn giáo - trong lĩnh vực chân lí sinh động mà theo thực chất của nó là sự đầy đủ
của các định nghĩa khác chủng loại và đối lập với nhau - hầu như mỗi một cách
hiểu trong số những cách hiểu thống trị phổ biến khác nhau về “giáo hội” đều
chứa đựng trong nó yếu tố chân lí và theo thực chất tương hợp với những yếu tố
khác. Chúng tôi chỉ muốn minh định rằng ở đây, liên quan đến suy tưởng của
chúng tôi, chúng tôi hàm ý giáo hội như một “hội đoàn những người thánh thiện”
không nhìn thấy bằng mắt, không xác định được theo bề ngoài, mang tính phổ
quát trong khả thể, - điều này hàm nghĩa giao lưu trong tính thánh thiện - như
một hiện hữu Thần-nhân thống nhất một khối, bao trùm tất cả mọi linh hồn con
người, vì rằng nói chung họ có một chiều sâu được Thượng Đế soi sáng và có
gốc rễ ở trong Thượng Đế. Ở đây có một điều quan trọng đối với chúng tôi. Nếu
ở trong lớp hòi hợt của hiện hữu, không được Thượng Đế soi sáng và thấm vào -
ở “cõi trần gian” - mỗi người là một thực thể đặc thù, bị cô lập, cô độc ở bên
trong và phải tự mình chịu đựng những thiếu thốn và đau buồn, thì từ bên trong,
hay là ở chiều sâu - ở trong cơ sở Thần-nhân của mình, vốn được khai mở ra cho
nó thông qua tin mừng - thì người ta (sử dụng hình tượng cổ xưa tuyệt vời) giống
như những chiếc lá của một cái cây thống nhất, thông qua thân cây và những rễ
cây chung mà được nuôi dưỡng bởi nhựa sống chung.
Như vậy tin mừng khai mở cho con người thấy được rằng tất cả những quan
niệm quen thuộc của nó về kết cấu cuộc sống dựa trên cảm nhận bằng cảm giác
và suy xét lí trí đối với cấu trúc bề ngoài ở hiện hữu của nó trong cõi trần gian là
chưa phù hợp với thực chất chân chính theo chiều sâu ở hiện hữu của nó. Vì con
người tin tưởng chắc chắn ở tin mừng, thấm nhuần nó, hiến mình cho tác động
của các sức mạnh dồi dào trút vào anh ta cùng với tin mừng đó, nên anh ta là
thành viên tham gia của hiện hữu loại đặc biệt, đỏ là hiện hữu Thần-nhân đầy
thánh thiện, và sự tham gia vào hiện hữu ấy tạo thành cơ sở và thực chất chân
chính cho toàn bộ tồn tại nhân bản. Đây chính là chân lí hiện hữu của con người
vốn là “con đường và cuộc sống”, và cuộc sống đó chính là “cuộc sống” thần
thánh mà theo lời giáo đầu của người viết Phúc Âm Yoan, chính là “ánh sáng
nhân bản”.
Như vậy tin mừng là tin báo về gốc rễ đời sống con người ở trong ánh sáng
của thần ngôn LogoS. Nhưng chính cái ánh sáng thần thánh ấy, tức là theo bản
chất nội tại toàn năng trong tính toàn thiện, khám phá ánh sáng đó tạo thành nội