ANH SẼ CƯỚI EM THÊM NHIỀU LẦN NỮA - Trang 252

lỏi biết nói điều có lợi cho mình và im lặng nếu như nói ra sẽ gặp bất lợi.
Người “biết điều” không phải vậy.

Người “biết điều” chỉ đơn giản là biết điều gì Đúng, điều gì Sai, điều gì

phải lên tiếng và điều gì nên bỏ qua. Như có đèn xanh đèn đỏ trong những
quyết định của mình vậy.

Tắc đường phần lớn là do người ta không tuân thủ đèn xanh đèn đỏ trong

giao thông. Ai cũng cho mình cái quyền được đang vội, cần đi trước. Ai
cũng từ chối trách nhiệm phải đợi.

Những va chạm trong cuộc sống cũng vậy. Khi ai cũng chọn đèn xanh và

bỏ mặc đèn đỏ. Khi ai cũng muốn mình gặp đèn xanh còn người khác phải
chịu đèn đỏ. Không gian sống vốn đã và đang ngày một thu hẹp, nếu chỉ bo
bo giữ đèn xanh cho mình thì va quệt là chuyện khó tránh khỏi.

Chỉ cần một người vượt đèn đỏ, những người đang có đèn xanh sẽ phải

chậm lại. Và tất nhiên, mọi thứ sẽ chậm lại. Thậm chí, không thể tiếp tục
vận hành. Sự tranh sống là một trong những thói xấu của tâm lý tiểu nông.
Kiểu biến đường phố thành đường làng. Ai cũng cố bánh trướng ra thêm vài
cm cho riêng mình. Hay ngay trong các mối quan hệ, ai cũng cho là mình
đúng và luôn tranh phần đúng về mình. Nếu tất cả đúng thì ai là kẻ sai? Kẻ
sai là kẻ đối đầu với kẻ đang tự nhận mình đúng, vậy thôi!

Đèn xanh – đèn đỏ là quy ước để phân xử những va chạm. Nhưng mọi

người thì vẫn chẳng ai chịu nhìn đèn.

Con trai của bố, cần một bộ đèn xanh – đèn đỏ cho mình trong hành trình

cuộc đời mình con ạ! Để biết dừng lại đúng lúc, biết khi nào cần phải đi. Nó
cũng giống như biết việc gì không nên làm và việc gì không thể không làm.
Đèn xanh con có thể dừng lại nếu con chưa muốn đi, tất nhiên, đừng án ngữ
khiến người khác vì con mà cũng không đi được. Nhưng đèn đỏ, là đèn đỏ
thì phải tuyệt đối dừng lại. Dù con có hàng tỉ lý do để vượt đi chăng nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.