thể tìm thấy bóng dáng tình ruột thịt, nhưng thất vọng. Tôi lại cố nghĩ, có
phải tôi làm điều không đúng để Mai Mai hiểu lầm, nhưng không nghĩ ra.
Thận trọng gấp bức họa bỏ vào túi. Tôi nghĩ có phải tôi giấu bức tranh đi
thì sẽ che lập được nỗi lòng Mai Mai? Một bức tranh không lớn nhưng trĩu
nặng trong túi tôi là tội lỗi của ai? Tôi không biết sẽ phải thế nào, tôi là anh
trai!
Mẹ gọi điện hỏi sao vẫn chưa mang đồ vào. Tôi nói ngủ quên. Mẹ phàn nàn
mấy câu rồi gác máy.
Khi ra khỏi nhà, trời mưa nhỏ, nhiệt độ lại xuống thấp. Trời u ám, không có
mặt trời, trong lòng tôi nặng trĩu như bị đám mây đen kịt trên trời đè lên.
Đến bệnh viện. Mai Mai đã tỉnh, thuốc mê vừa hết tác dụng, vết thương bắt
đầu nhức nhối. Mai Mai cau mày, mặt co rúm nghe mẹ truy hỏi những câu
vô dụng: “Đau chỗ nào? Có đói không? Có muốn ăn gì không để mẹ bảo
em đi mua? Có rét không để mẹ lấy thêm áo? Nào, để mẹ kê gối cho con”.
Ngoài hành lang không có ai, tôi đoán bố đã về quê.
Mẹ hỏi luôn mồm, Mai Mai không đáp, An An lặng lẽ làm việc này việc
khác. Thấy tôi, mọi người đều thở phào.
“Dương Dương đã đến! Để em con mong mãi”. Mẹ âu yếm vuốt trán Mai
Mai.
“Anh đến rồi, anh đến là tốt”. An An nói như trút được gánh nặng.
Tôi nhìn Mai Mai, khuôn mặt tái xanh đã chuyển sang phớt hồng, và càng
hồng hơn do câu nói của mẹ, ánh mắt sóng sánh, má môi hồng tươi, Mai
Mai quả là một thiếu nữ rất đẹp, ngay cả khi nó nằm trên giường bệnh, vẻ
yếu ớt bệnh tật làm nụ cười dường như càng thêm quyến rũ, mê hồn. Nó
cười như mặt trời trên đỉnh núi tuyết tỏa ra những tia nắng ấm áp. Mùa
đông Trùng Khánh hiếm khi thấy mặt trời. Nhưng trong phòng Mai Mai có
rất nhiều, từng vầng, từng vầng, rực rỡ, chói loà, đó là ánh sáng chỉ Mai
Mai bắt được. Tôi nghĩ, có phải Mai Mai đã thả mặt trời ra khiến căn phòng
ấm áp như một ngày nắng đỏ tháng Giêng?
Tay để trong túi, tôi nhẹ nhàng hỏi thăm: “Mai Mai đỡ chưa?”. Tôi biết
trong túi có gì - có tình cảm bệnh hoạn của nó.
Mai Mai gật đầu cười, nhìn tôi, ánh mắt bình thản như mọi ngày. Tôi định