khoảng cách với tôi. Tôi không quen với điều này, nó khiến tôi vừa bực
bội, vừa tuyệt vọng.
Tôi nói: “Em định đi đâu?”.
“Đi đâu cũng được, cần gì phải có địa chỉ”. Hồ Khả nói chậm rãi, mắt nhìn
xuống đường.
“Nói bi quan thế làm gì? Không phải là lần gặp cuối cùng chứ?”. Tôi cố
nặn ra nụ cười, cố trấn tĩnh.
…
Hồ Khả không cười, không nói, cũng không đáp lại.
Tôi cảm thấy sự việc đã trở nên nghiêm trọng, trực giác mách bảo tôi, lần
này nàng đã nản lòng.
Trên phố rất ít người, mưa dày hạt, vài đôi tình nhân lướt qua chúng tôi,
kiểu cách của họ khác hẳn chúng tôi, nhìn là biết ngay. Tôi bỗng thấy cay
đắng, mới mấy tháng trước, tôi và Hồ Khả vẫn vui vẻ hạnh phúc bên nhau
như họ.
Vẫn là con ngõ đã in dấu chân của chúng tôi, vẫn là con hẻm chúng tôi
thường đến ăn mỳ, ở đó có món mỳ xào bơ ưa thích của nàng. Lúc ấy Hồ
Khả vừa ăn vừa tự khen mình.
“Em đúng là dễ thoả mãn, chỉ một tô mỳ đã vui như Tết, dễ nuôi, Dương
Dương, anh có thấy anh là người may mắn không?”.
Những chuyện ấy, hồi đó tôi cho là nhỏ nhất, vô vị; bây giờ nghĩ lại cảm
thấy vô cùng quý báu. Thì ra, chỉ khi đã mất đi rồi người ta mới biết trân
trọng những gì không còn nữa.
Tôi buồn rầu, quen tay định khoác vai Hồ Khả, không ngờ nàng lùi lại, né
tránh.
Thất bại! Bất lực!
Hôm nay Hồ Khả mặc một chiếc váy hồng, dải khăn quàng trên cổ nàng
chạm vào mặt tôi lúc náng né người, tế nhị, lịch sự, nhưng lại là sự trừng
phạt nặng nề cho một kể không biết trân trọng những gì đã có như tôi.
Hồ Khả tránh tôi như tránh bệnh ôn dịch. Nàng kinh ngạc nhìn tôi. Tôi hấp
tấp nói xin lỗi với hàm ý sẽ không làm thế nữa. Nàng lại đi chung ô với tôi.
Tôi chọt nhớ ra Hồ Khả là bạn gái của tôi trong cả một thời gian dài, vậy