đoạn đường, còn Hướng Vân Sinh lại ngồi dưới gốc cây trước cửa nhà kéo
nhị hồ. Thần thái chìm đắm trong mộng của ông khiến cô bé Hướng Viễn
vô cùng phẫn nộ, cô ao ước mình có thể trưởng thành ngay để đỡ hộ gánh
nặng trên vai mẹ, rồi vứt cả cây nhị hồ phiền phức đáng ghét kia đi.
Thế nhưng, cho dù mẹ cô có khổ sở, vất vả đến mấy thì ánh mắt nhìn
theo người đàn ông ở trước cửa kia vẫn là nét mê đắm.
Hướng Viễn không thể hiểu nổi sự mê đắm ấy.
Từ nhỏ cô đã cảm thấy bố mình là một người vô dụng, chỉ biết có phong
hoa tuyết nguyệt. Năm cô mười tuổi, Hướng Dao, Hướng Dĩ bốn tuổi, mẹ
cô bị bệnh liệt giường, sau đó rũ tay mà đi, ý nghĩ này của cô càng ăn sâu
gốc rễ hơn. Cô tin rằng nếu không phải do cuộc sống quá vất vả thì mẹ cô
sẽ không ra đi sớm như vậy. Mà lúc mẹ cô bị bệnh, người đàn ông ấy ngoài
việc nắm chặt tay bà khóc lóc ra thì chẳng làm được trò trống gì. Chỉ là
cảm xoàng rồi viêm phổi nhưng vì không có tiền vào bệnh viện nên cứ nằm
lay lắt ở nhà. Một căn bệnh bình thường như thế đã lấy đi mạng sống của
một phụ nữ chưa đến ba mươi tuổi cũng khiến ba đứa trẻ nhà họ Hướng
mất đi người mẹ.
Những năm tháng sau khi vợ qua đời, Hướng Vân Sinh vẫn không thể
hồi phục sau nỗi đau mất vợ, tiếng đàn nhị hồ ông kéo mỗi lúc một bi
thương, rượu uống càng lúc càng nhiều hơn. Lúc ấy, trưởng lão trong thôn
cũng khuyên ông nên tục huyền, ông chỉ cười nhạt một tiếng rồi từ chối
ngay mà không hề do dự. Mọi người đều khen ông là một kẻ si tình. Hướng
Vân Sinh luôn nói với các con rằng: thư trung tự hữu hoàng kim ốc, thư
trung tự hữu nhan như ngọc (sách là người thầy vĩ đại của chúng ta) nhưng
ông chưa từng nghĩ đến chuyện tiền học phí của các con từ đâu ra, nếu
không vượt qua được cơn khốn khó này thì phải làm sao? Cô bé Hướng
Viễn mười tuổi chỉ còn cách dắt cậu em trai Hướng Dĩ đi khắp nơi mượn
tiền họ hàng thân thích. Hướng Dao từ nhỏ da mặt mỏng, cô giống Hướng
Vân Sinh, không muốn làm những chuyện như vậy; chỉ có Hướng Dĩ, từ bé