nghe ngay, tin ngay. Dĩ nhiên, câu chuyện dần dần tới những tấm truyền
đơn, những bào báo chống đối ông Diệm của đàng "Cách Mạng Dân Tộc".
Nhóm của Thái đã kéo dần lớp trẻ tới cạm bẫy. Không cần chơi như Hạo,
không chơi như các hội kín ngày xưa. Thái kết nạp đảng viên hết sức khoa
học. Chẳng bao lâu, tại mỗi trường trung học công, tư Sài Gòn đều có một
chi bộ hoạt động dưới quyền điều khiển trực tiếp của nhóm Thái. Nhiều
anh em say sưa lý tưởng đến độ đòi gặp mặt Thái. Có anh gặp Thái, biết sơ
vài việc Thái làm, bèn tình nguyện thôi học, bỏ gia đình, sống trong bóng
tối với Thái và làm bất cứ công tác nào Thái giao phó.
Ông Hiển bảo các anh là những cái đầu tàu kéo những đoàn toa của thế hệ.
Bây giờ thái mới thấy đúng.
Anh thấy trách nhiệm của anh nặng nề vô cùng. Chiếc đầu tàu mà đi trật
đường rầy thì cả đoàn tàu sẽ bò ra đường sắt mà đổ nát đau thương. Thái rất
sợ đổ vỡ. Nên luôn luôn ông tìm gặp ông Hiển. Tiếc rằng ông Hiển ít khi
gặp mặt anh. Ông chỉ ra chỉ thị bằng mồm, nhờ ông Bôi nhắc lại.
Ba hôm trước, ông Hiển tìm đến Thái. Ông nhắc lại chuyện trung ương
đang thiếu phương tiện tài chính và kêu gọi các đảng viên mới nên đi làm
cán bộ chính phủ một thời gian như ông đã nói với Hạo ở tiệm cà phê
khách trú. Thái thấy ông Hiển nhận xét đúng. Dưới mắt Thái, ông Hiển đã
trở thành thần tượng. Vị thần tượng của anh nhận xét có bao giờ sai. Thái
chấp nhận lời yêu cầu của người lãnh tụ già.
Anh hỏi ý kiến anh em.
Trên năm chục người bằng lòng bỏ học hành để đi làm cán bộ, đi làm
những hạt nhân cấy vào lòng đảng "Cần Lao" của Ngô Đình Nhu. Ông
Hiển hẹn Thái hôm nay tới nhà ông Bôi cùng với Hạo, ông sẽ đưa hai anh
tới một nơi bí mật làm lễ tuyên thệ.
Căn nhà ở tron một cái hẻm sâu, chung quanh toàn khách trú. Ông Hiển
đậu xe tuốt ngoài đường. Ông dẫn hai anh lội bộ vô. Thoạt mới bước vào
căn nhà, hai anh đều thấy một vẻ gì vừa âm u, rùng rợn, vừ trang nghiêm,
đáng sợ. Chủ nhà cũng thuộc loại ông Bôi. Ông ta lăng xăng chào hỏi
nhưng ông Hiển xua tay bảo im lặng. Một lát ông hỏi:
- Sửa soạn hết rồi chứ?