Nguyễn Vạn Lý
Ba Chị Em Nhà Họ Tống
Chương 16
Vụ Bắt Cóc Tưởng Giới Thạch
Ngay cả những người Trung hoa thân Nhật cũng phải kinh hoàng trước sự
bao vây của Nhật Bản. Khi họ áp lực đòi Tưởng Giới Thạch phải có thái độ
rõ rệt với Nhật Bản thì họ chỉ muốn làm dịu bớt sự căng thẳng, chứ không
muốn có một sự đụng độ vũ trang với Nhật Bản. Năm 1935 vì chưa sẵn
sàng một cuộc chiến tranh toàn diện với Nhật, Tưởng phải đề nghị ký một
hiệp ước thân hữu với Nhật, nhượng lại tất cả quyền lợi thương mại và tô
giới của các nước Âu Châu cho Nhật. Đây là một sự nhượng bộ lớn lao mà
nhiều người Trung hoa yêu nước cực lực phản đối. Bộ ngoại giao Nhật Bản
vội đồng ý chấp nhận ngay, nhưng lúc đó phe quân phiệt Nhật đang thắng
thế và đang muốn chinh phục Trung hoa, nên bác bỏ đề nghị của Tưởng.
Đến đó thì Tưởng biết rằng Nhật Bản sắp sửa khai chiến. Ngay từ năm
1931, một cố vấn của Tưởng đã báo động rằng Nhật Bản sẽ chiếm Mãn
châu nhiều tháng trước khi sự việc này thực sự xảy ra. Lần này, Tưởng
cũng không ngạc nhiên trước thái độ hung hăng của phe quân phiệt Nhật.
Tưởng không thiếu vũ khí. Khổng Tường Hy đã sang tận Đức mua về một
số lượng vũ khí rất lớn của hãng Krupp. Trung hoa cũng là khách hàng mua
vũ khí và phi cơ quan trọng nhất của Hoa Kỳ.
Đúng như người ta dự đoán trước, quân Nhật tấn công và chiếm Thái
Nguyên và yêu cầu quân đội Quốc dân đảng rút lui khỏi tỉnh Hà Bắc. Khi
quân Quốc dân đảng chịu rút lui thì Nhật Bản lập tức xáp nhập các tỉnh Hà
Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, và Sáp Cáp Nhĩ thành một khu tự trị dưới sự
kiểm soát của quân Nhật. Quân Nhật làm chủ tất cả vùng đông bắc Trung
hoa cho tới tận bên ngoài thành phố Bắc Kinh.
Trong khi đó Mao Trạch Đông và hồng quân Trung hoa trốn khỏi căn cứ sô
viết Giang Tây đã đến được Diên An sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Lực
lượng cộng sản vô cùng suy yếu sau một cuộc đào tẩu gian nan kéo dài cả
năm trời. Phe cộng sản lúc này rất cần thời gian để bồi dưỡng sức mạnh và
phát triển. Mao rất sợ Tưởng Giới Thạch mở cuộc tấn công ngay, nên phải