lôi phe quốc gia chống Nhật hợp tác, như một sự che chở trước sức mạnh
của Tưởng. Người Trung hoa ái quốc đặt mục tiêu chống quân xâm lăng
Nhật lên trên tất cả. Mao Trạch Đông lợi dụng được lợi điểm đó từ người
quốc gia, và biến họ thành đồng minh nhất thời trong lúc lực lượng cộng
sản còn quá yếu. Các sinh viên kính phục những người dám chống Nhật, và
coi họ là anh hùng. Ngày 9-12-1935, hàng chục ngàn sinh viên tại Bắc
Kinh biểu tình đả đảo Nhật Bản. Cuộc biểu tình được toàn quốc chú ý, và
bà Khánh Linh cũng từ bỏ cuộc sống ẩn dật tại Thượng Hải, và dấn thân
chiến đấu, thành lập Phong Trào Liên Minh Cứu Quốc.
Mạc tư khoa cũng sợ Nhật Bản nên ra lệnh cho đảng cộng sản Trung hoa
chấm dứt việc tuyên truyền chống Tưởng Giới Thạch, và phải kết hợp với
Quốc dân đảng thành một mặt trận thống nhất. Mao Trạch Đông phản đối
lệnh của Nga sô, nhưng chưa đủ mạnh để cưỡng lệnh. Mao đành phải miễn
cưỡng tìm cách liên lạc với Tưởng qua thống chế Trương Học Lương.
Quân của Trương Học Lương đóng tại vùng biên giới tây bắc, bên cạnh căn
cứ của cộng quân.
Trương Học Lương là một sứ quân thông minh, khác hẳn các sứ quân khác
là những kẻ vừa độc ác tham lam vừa thiển cận tự tôn. Sau một tuổi trẻ trác
táng tại Mãn Châu và Âu Châu, Trương Học Lương nghiện thuốc phiện.
Người ta thấy có dấu hiệu những thuốc phiện của Trương Học Lương dùng
đã được bào chế để hủy hoại tinh thần viên sứ quân trẻ tuổi. Trùm mật vụ
Thái Lý của Tưởng Giới Thạch rất thiện nghệ đầu độc đối thủ của Tưởng
bằng thuốc phiện. Sau khi thân phụ là sứ quân Trương Tác Lâm bị quân
Nhật ám sát năm 1928, Trương Học Lương đã liên kết với Tưởng Giới
Thạch vì lòng ái quốc bồng bột, và cũng muốn trả thù nhà. Nhưng Tưởng
Giới Thạch đã ngăn cản không cho Trương Học Lương bảo vệ Mãn châu
chống lại quân Nhật, và sau đó Tưởng đổ lỗi cho Trương Học Lương làm
mất Mãn Châu. Sau đó Tưởng dùng Trương Học Lương làm vật tế thần
mỗi khi quân Nhật chiến thắng. Trương Học Lương đành phải từ bỏ mọi
chức vụ và tìm lãng quên trong khói thuốc phiện.
Một cố vấn người Úc hết sức khuyên Trương Học Lương sang chữa trị
bệnh nghiện thuốc phiện tại Âu Châu. Năm 1934, từ Âu Châu trở về,