BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG - Trang 170

Stilwell đã có nhận xét về thái độ của Tưởng Giới Thạch như sau, "Tôi
không bao giờ nghe Tưởng nói một lời để diễn tả lòng biết ơn đối với tổng
thống và quốc gia chúng ta về sự trợ giúp to lớn mà chúng ta đã cung cấp
cho ông tạ Ông ta luôn luôn đòi hỏi nhiều hơn, và luôn luôn than phiền về
những số vật liệu cung cấp cho ông ta là ít ỏi... Ông ta thường phàn nàn
rằng người Trung hoa đã phải chiến đấu sáu, bảy năm mà chúng ta không
cung cấp cho họ gì cả. Thực là thiếu ngoại giao nếu chúng ta đi sâu vào
những nỗ lực quân sự mà Tưởng Giới Thạch đã đạt được từ năm 1938. Quả
thực đó chỉ là một con số không."
Đúng ra mãi đến lúc quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng thì người Mỹ
mới thực sự viện trợ cho Tưởng một cách quảng đại, vì lúc đó Tưởng đang
đánh kẻ thù của người Mỹ. Năm 1942, bà Tống Mỹ Linh sửa soạn sang
Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ của người Mỹ. Tống Tử Văn kịch liệt phản
đối việc cô em gái sang Mỹ, vì Tống Tử Văn cho rằng Hoa Kỳ là khu vực
hoạt động của riêng ông. Nhưng lý do Mỹ Linh phải đi cầu viện cũng bắt
nguồn từ những sự lục đục trong gia đình. Cuộc tình duyên giữa Mỹ Linh
và Tưởng Giới Thạch đã có nhiều sóng gió. Tưởng thống chế đang tìm an
ủi ở một người đàn bà khác. Mỹ Linh bây giờ gọi Tưởng là "ông ta" chứ
không còn gọi là "Tưởng thống chế" hoặc "Tưởng tổng thống" nữa. Có lần
bà nổi giận cho biết "Ông ta" chỉ gắn hàm răng giả vào mỗi khi đi thăm
"mụ đàn bà đó". Một hôm Mỹ Linh bước vào phòng ngủ của Tưởng và
trông thấy một đôi giầy cao gót dưới gầm giường. Mỹ Linh liền cầm đôi
giầy quăng mạnh ra ngoài cửa sổ, và trúng đầu một tên lính gác đứng bên
dưới. Có lần Tưởng không tiếp được khách tới bốn ngày vì mặt Tưởng bị
bầm tím, sau khi trúng một bình hoa trong một cuộc đụng độ với Mỹ Linh.
Trong những năm 1940, Tưởng bắt đầu gặp gỡ nhiều người đàn bà khác.
Năm 1942, Tưởng gặp lại vợ cũ là Trần Khiết Nhự Tưởng kết hôn với Mỹ
Linh vì nhu cầu chính trị, phải vào làm rể nhà họ Tống để thừa hưởng cái
gia tài chính trị của Tôn Dật Tiên để lại. Mỹ Linh là một người rất kiêu
hãnh và thanh tịnh về tình dục. Vì thế Tưởng vẫn luyến tiếc người vợ rất
điệu nghệ trong việc chăn gối là Trần Khiết Như, xuất thân từ các chốn
thanh lâu của Thượng Hải. Năm 1927 Tưởng bỏ Trần Khiết Như và bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.