Khổng Tường Hy chính là một người chồng lý tưởng, một người không đẹp
trai hấp dẫn, mặt mũi tròn như một trái bí, nhưng lại có rất nhiều tiền. Đối
với Ái Linh thì chỉ có tiền là đẹp, càng nhiều tiền thì càng đẹp.
Khi Khổng Tường Hy ngỏ lời cầu hôn lấy Tống Ái Linh, thì ngay tối hôm
ấy, Tống Giáo Nhân dùng hai đồng tiền gõ vào nhau để xem điềm tốt hay
điềm xấu. Hai đồng tiền gõ vào nhau, vang lên những âm thanh rất trong
trẻo ngọt ngào. Đó là những âm thanh của lợi lộc và phát tài. Tống Giáo
Nhân vui vẻ chấp nhận lời cầu hôn của "cây tiền" Khổng Tường Hỵ Hôn lễ
của Tống Ái Linh và Khổng Tường Hy được cử hành tại Nhật Bản vào mùa
xuân năm đó.
Mối Tình Tống Khánh Linh Và Tôn Dật Tiên
Trong lúc còn du học tại Hoa Kỳ, Tống Khánh Linh vẫn theo dõi hoạt động
cách mạng của Tôn Dật Tiên. Nàng vô cùng sung sướng khi Tôn Dật Tiên
trở thành tổng thống năm 1912. Trong dịp đó, Tống Khánh Linh viết một
bài báo chào mừng ngày trọng đại của Trung Hoa, và coi Tôn Dật Tiên là
một vị anh hùng và cứu tinh cho dân tộc Trung Hoa. Năm 1913 Tống
Khánh Linh hồi hương và gặp người anh hùng của nàng. Nếu Tôn Dật Tiên
thành công trong chức tổng thống thì có lẽ rồi Khánh Linh cũng quên dần
Tôn Dật Tiên, và sẽ đi theo con đường riêng của nàng. Nhưng Tôn Dật Tiên
là một mẫu anh hùng cách mạng thất bại. Hết thất bại này đến thất bại khác
theo đuổi ông trong suốt cuộc đời hy sinh tận tuy tranh đấu cho đất nước
của ông. Chính những thất bại của Tôn Dật Tiên đã khiến hai cuộc đời của
ông và Tống Khánh Linh gặp nhau. Phải chăng đó là định mệnh?
Tống Khánh Linh trở về nước để thấy Tôn Dật Tiên đang thất thế, phải trốn
tránh và đang ở trong một tình trạng cô đơn gần như tuyệt vọng. Viên Thế
Khải đã trở thành người của thời cuộc, và đang ra lệnh tầm nã Tôn Dật
Tiên. Chính cuộc đời lưu vong tại Nhật Bản của hai nhà họ Tôn và họ Tống
đã tạo môi trường cho Khánh Linh và Tôn Dật Tiên lại gần nhau.
Tương lai chính trị của Tôn Dật Tiên trong thời gian lưu vong tại Nhật Bản
không được sáng sủa lắm. Trong một cố gắng đạt được sự ủng hộ của Nhật