Tôn Dật Tiên biết trong hai chục năm vừa qua, hai người đã sát cánh chiến
đấu bên nhau, và bây giờ chiến thắng đã gần kề thì Tôn Dật Tiên phản lại
lòng tin của ông.
Tôn Dật Tiên hoàn toàn im lặng trước cơn thịnh nộ của Tống Giáo Nhân, vì
ông là kẻ chiến thắng. Ông đã được Khánh Linh là đủ rồi; ông thản nhiên
nhìn Tống Giáo Nhân mắt tóe lửa, nói sùi cả bọt mép. Khi thất bại không
kêu gọi được lòng trung thành bằng hữu ở Tôn Dật Tiên, Tống Giáo Nhân
thề sẽ phá cuộc hôn nhân này, vì Khánh Linh chưa đủ tuổi thành niên,
không được kết hôn nếu không có sự ưng thuận của cha mẹ. Càng nói Tống
Giáo Nhân càng thêm giận dữ. Tôn Dật Tiên đã đi quá xa đối với ông. Ông
tuyên bố từ nay sẽ cắt đứt mọi liên lạc với Tôn Dật Tiên, và công cuộc cách
mạng. Rồi với bộ mặt tái mét vì giận, Tống Giáo Nhân quay lại, chỉ vào
mặt Khánh Linh và nói ông từ nàng, không chấp nhận nàng là con nhà họ
Tống nữa. Ngay sau đó Tống Giáo Nhân xuống tàu trở về Thượng Hải. Về
sau này Tống Giáo Nhân tâm sự với một người bạn, "Trong đời tôi, chưa
bao giờ tôi đau đớn như thế. Con gái tôi và người bạn thân nhất của tôi."
Như vậy Tống Khánh Linh chính thức trở thành bà Tôn Dật Tiên, nhà đại
cách mạng của Trung hoa. Bà vợ già của Tôn Dật Tiên lẳng lặng lùi vào
bóng tối. Hai người tạm thời ở lại Nhật Bản chờ thời cợ Thỉnh thoảng Tôn
Dật Tiên cũng lén lút trở về Trung Hoa để gặp và bàn luận với Trần Kỳ Mỹ
và Tưởng Giới Thạch.
Đế Chế Của Viên Thế Khải Thất Bại
Trong lúc Tôn Dật Tiên còn mải hưởng hạnh phúc mới với Khánh Linh thì
tại Bắc Kinh, Viên Thế Khải quyết tâm phục hồi nền đế chế. Vào cuối năm
1915, Viên Thế Khải bắt đầu sửa soạn cho việc lên ngôi hoàng đế. Lúc đó
các nước tây phương còn mải mê với trận đại chiến thứ nhất, để mặc Nhật
Bản một mình một chợ tại Á Châu. Nhật bản muốn nhân cơ hội này thay
thế các nước tây phương để chiếm địa vị minh chủ ở Á Châu, và phá cuộc
diện cơ hội đẳng quân của tây phương tại Trung Hoa. Nhật Bản biết Viên
Thế Khải đang vận động để tái lập nền quân chủ, và Nhật có thể lợi dụng