cũng bàn tán về cô con gái út của nhà triệu phú họ Tống, vừa học cao vừa
đẹp sắc xảo. Mỹ Linh không hài lòng căn nhà của ông bố mua tại đường
Joffrẹ Nàng cằn nhằn đòi thân phụ phải mua một căn nhà thật lớn, có nhiều
tiện nghi tân tiến hơn. Tống Giáo Nhân có vẻ hối tiếc đã gửi các con gái du
học ngoại quốc để trở thành những người mà ông không còn kiềm chế nổi
nữa, nhất là sau vụ Khánh Linh cưỡng lại ông để kết hôn với Tôn Dật Tiên.
Có lần Tống Giáo Nhân nói với bạn bè, "Đừng bao giờ cho con cái du học.
Chúng chẳng đem về cái gì tốt đẹp cả. Chúng chỉ muốn đảo ngược tất cả
mọi việc theo ý chúng."
Mặc dù Tống Giáo Nhân thề từ bỏ mọi liên lạc với công cuộc cách mạng
của Tôn Dật Tiên, nhưng trong dịp một nhà tài phiệt Hoa Kỳ có công giúp
cách mạng Trung Hoa đến thăm Thượng Hải, Tống Giáo Nhân cũng cố
quên sự thù nghịch với Tôn Dật Tiên, và cả hai người đều tiếp đón nhà tài
phiệt Hoa Kỳ một cách thật long trọng chu đáo. Nhà tài phiệt viết thư về
nước cho bạn bè biết ông ta được đón tiếp tại Thượng Hải như một vị
hoàng đế.
Việc Tống Giáo Nhân lựa chọn về sống tại Thượng Hải trong tô giới Pháp
cũng là vì lý do an ninh. Phần lớn các nhà cách mạng Trung hoa đều sống
trong tô giới Pháp để hưởng sự bảo vệ của người Pháp. Một điều quan
trọng hơn đối với Tống Giáo Nhân là người chỉ huy ngành an ninh của
Pháp tại Thượng Hải là Hoàng Mặt Rỗ, chúa trùm nhóm anh chị Hồng Hội,
một tổ chức tội ác có ảnh hưởng bao trùm tất cả một khu vực rộng hàng
ngàn dậm dọc theo sông Dương Tử. Trước kia Tống Giáo Nhân đã giúp đỡ
tổ chức của Hoàng Mặt Rỗ rất nhiều, nay ông nhận thấy gia đình ông gặp
nguy hiểm, và cần đến sự bảo vệ của Hoàng Mặt Rỗ.
Sau khi về Thượng Hải được ba năm thì Tống Giáo Nhân bất thần chết vì
bệnh ung thư bao tử, một cơn hấp hối đau đớn kéo dài trong vài ngày. Có
nhiều dấu hiệu mờ ám trong cái chết của Tống Giáo Nhân. Gia đình và bạn
bè thân của Tống Giáo Nhân không một ai nhận thấy một dấu hiệu suy yếu
đau ốm nào ở họ Tống. Rồi bỗng nhiên ông đau đớn kịch liệt vài ngày rồi
chết, và được ghi nhận là chết vì ung thư bao tử năm 1918, lúc đó Tống
Giáo Nhân mới được 52 tuổi. Người ta nghi rằng Tống Giáo Nhân chết vì