Đức tại Trung Hoa, do chính Công sứ Trung Hoa tại Nhật Bản là Chương
Tông Tường ký thì Hoa Kỳ không thể bênh vực Trung Hoa được nữa. Như
vậy phái đoàn Trung Hoa tại hội nghị Versailles thất bại, ra về tay không.
Đại biểu Trung Hoa đánh điện về cho chính phủ biết nguyên nhân sự thất
bại là mật ước đã ký từ trước, có sự đồng ý của đại diện Trung Hoa. Khi
bức điện tín ấy được truyền ra thì quần chúng vô cùng phẫn nộ. Viên Thế
Khải đã chết rồi, nên mọi tội đều quy về Chương Tông Tường và bộ trưởng
ngoại giao Tào Nhữ Lâm và Lục Tông Dư, người tự ý vay tiền của Nhật
Bản. Quần chúng gọi ba người này là giặc bán nước.
Ngày 4-5-1919, mấy ngàn học sinh các trường học tại Bắc Kinh họp nhau
rồi diễn hành qua các đường phố, yêu cầu chính phủ phải trừng trị ba tên
bán nước. Khi bị cảnh sát cản đường, đoàn học sinh quay trở lại nhà Tào
Nhữ Lâm, lúc bấy giờ Chương Tông Tường cũng mới về nước, và đang trú
ngụ tại nhà Tào Nhữ Lâm. Tào Nhữ Lâm kịp thời bỏ trốn. Chương Tông
Tường không trốn kịp, bị học sinh bắt được và bị đánh gần chết. Chính
quyền ra lệnh bắt một số học sinh. Học sinh liền tổ chức thành những đoàn
"giảng diễn", kêu gọi người Trung Hoa tẩy chay hàng hóa Nhật. Rồi cuộc
xuống đường của học sinh sinh viên lan tràn khắp nước và được giới trí
thức và công nhân hậu thuẫn. Nhật Bản vội phái quân đội tới giữ an ninh
tại các lãnh địa của Nhật, kể cả Thượng Hải. Một số sinh viên bị bắt tại Bắc
Kinh. Lập tức 64 ngàn công nhân đình công tại Thượng Hải, bắt chính phủ
Bắc Kinh phải trả tự do cho học sinh và cách chức các viên chức thân Nhật.
Phong trào sinh viên không chỉ nhắm vào người ngoại quốc, mà còn chống
đối cả những người Trung Hoa cộng tác và phục vụ người ngoại quốc. Điều
này làm cho giới mại bản và những bang hội bí mật lo ngại. Chính phủ phải
bãi chức Tào Nhữ Lâm, Chương Tông Tường và Lục Tòng Du, nhờ đó sự
phẫn nộ của quần chúng mới dịu xuống.
Cuộc vận động ái quốc này xảy ra ngày 4 tháng 5, nên được người ta gọi là
Phong trào Ngũ Tứ. Cuộc biểu tình của học sinh trong Phong Trào Ngũ Tứ
năm 1919 chấm dứt ngay khi đạt được mục tiêu. Nhưng cuộc đứng dậy vì
lòng ái quốc của học sinh và sinh viên trong Phong Trào Ngũ Tứ đã như
một chất men say, gây nguồn cảm hứng, khuấy tạo ra một làn sóng hưởng