sự hăm doạ. Khi thấy sự hăm dọa ngầm của mình không được đối phương
hiểu rõ, Đỗ Đại Nhĩ chỉ cần làm một cảnh cáo rất nhẹ nhàng: sai đàn em
khiêng đến tận nhà đối thủ một cỗ quan tài chạm trổ rất đẹp đẽ. Lập tức
mọi điều kiện của Đỗ Đại Nhĩ được chấp thuận ngay.
Một thú tiêu khiển của Đỗ Đại Nhĩ là hay lai vãng các xóm yên hoa. Chính
tại các khu vực thanh lâu này mà Đỗ Đại Nhĩ gặp gỡ và kết thân với một
thanh niên sống rất buông thả, tính tình hay cáu kỉnh. Người thanh niên đó
là Tưởng Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch lớn hơn Đỗ Đại Nhĩ một tuổi. Họ Tưởng sinh ngày 31-
10-1887 tại Khê Khẩu, một thị trấn nhỏ về phía tây Thượng Hải, nằm dưới
chân núi Vũ Lĩnh thuộc tỉnh Chiết Giang. Năm đó thân mẫu Tưởng 23 tuổi,
và là vợ thứ ba của một thương gia buôn muối, và già gấp đôi tuổi bà. Năm
1895, khi Tưởng lên tám tuổi thì thân phụ qua đời. Tưởng rất quyến luyến
và thương mẹ, một người đàn bà buồn nhiều hơn vui. Có lần Tưởng nhận
xét bà mẹ là người "phải nuốt rất nhiều tủi nhục chua chát".
Hồi nhỏ Tưởng rất hay đau yếu và khó nuôi, do đó tính tình của Tưởng rất
khó chịu. Chú bé họ Tưởng trở thành mục tiêu chế riễu trong làng, vì cái
đầu của Tưởng méo mó giống như một hạt đậu phọng. Một thầy tướng số
trông thấy Tưởng cũng rất kinh ngạc khi thấy cái đầu bất thường của
Tưởng. Ông thầy tướng nói cái đầu rất lạ lùng của Tưởng là một quý tướng,
làm nên nhưng tàn ác. Tưởng lớn lên mang trong người những chứng bệnh
rất lạ lùng, khi thì khóc sướt mướt, khi thì giận dữ điên cuồng.
Trong nhà không có đàn ông nên gia đình nhà họ Tưởng thường bị nhà
chức trách của triều đình nhà Thanh bắt nạt. Một hôm có người trong làng
họ Vương, hàng xóm của nhà họ Tưởng, bỏ làng trốn vì không đủ tiền đóng
thuế nông nghiệp. Nhà chức trách đến nhà họ Tưởng, lôi cổ Tưởng Giới
Thạch lên cửa quan, và bắt Tưởng Giới Thạch phải bỏ tiền đóng thuế cho
người họ Vương bỏ trốn. Mặc dầu nhà họ Tưởng đã đóng đủ thuế rồi,
nhưng nhà chức trách cho biết cả làng phải chịu trách nhiệm về món tiền